Khởi nghiệp
Các siêu ứng dụng làm gì trong đại dịch?
Liên tục mở rộng hệ sinh thái, chiếm lĩnh và mở ra các thị trường mới được xem là mục tiêu chung của các siêu ứng dụng ở thời điểm hiện tại.
Tại các thành phố lớn, từ hẻm nhỏ ra tới các trung tâm thương mại sầm uất, chỉ cần một chiếc smartphone kết nối Internet và một vài thao tác, dù là nhu cầu gì bạn cũng dễ dàng được đáp ứng. Gọi xe, thanh toán, giao đồ ăn… đều đã trở thành thói quen hàng ngày của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam.
Đó có thể là Grab, Be, Baemin, Gojek hay Now, Loship, hoặc bất kì một cái tên nào khác… Không quan trọng là bạn đang sử dụng những dịch vụ nào, nhưng tựu chung lại, bạn đã vô tình trở thành một phần trong hệ sinh thái siêu ứng dụng - một thị trường bùng nổ và tiềm năng bậc nhất ở Đông Nam Á thời điểm hiện tại.
Báo cáo e-Conomy SEA 2019 công bố bởi Google và Temasek cho thấy, nền kinh tế số Việt Nam ước tính giá trị đạt 12 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 38% trong 5 năm trở lại đây. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Trong đó, trụ cột của nền kinh tế số theo Google và Temasek xoay quanh 4 lĩnh vực chính là: thương mại điện tử; gọi xe - giao hàng - giao đồ ăn; truyền thông - quảng cáo; và du lịch trực tuyến. Đây đồng thời cũng là 4 lĩnh vực đang được các siêu ứng dụng tại Việt Nam chạy đua quyết liệt.

Siêu ứng dụng gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn
Sở hữu tốc độ tăng trưởng chóng mặt nhất chính là gọi xe - giao hàng - giao đồ ăn. Quy mô của thị trường này tại Việt Nam đã lên tới 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 57% - cao nhất ở Đông Nam Á. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm.
Điểm chung của các siêu ứng dụng này, đó là đều có xuất phát điểm từ một dịch vụ đơn lẻ, sau đó liên tục thử nghiệm và tung ra ngày một nhiều tiện ích hơn. Trong đó, người tài xế công nghệ chính là trung tâm của các siêu ứng dụng.
“Thời điểm Loship ra mắt, chưa ai trong số chúng tôi nghĩ đến một nền tảng thương mại điện tử đa dịch vụ. Chỉ tới khi tôi nhìn vào một anh tài xế, anh ấy vốn chỉ giao đồ ăn, nhưng anh ấy hoàn toàn có thể giao cục xà phòng, giao kí thịt sạch, hay giao một bộ đồ đã được giặt ủi. Bản chất ở đây là cùng hành động giao hàng, anh tài xế hoàn toàn có thể làm nhiều việc hơn”, Nguyễn Hoàng Trung – Nhà sáng lập & CEO Loship chia sẻ.
Dù tham gia vào thị trường giao đồ ăn muộn hơn các đối thủ, Loship nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng nhờ am hiểu “tính bản địa”. Công ty ghi điểm với tiêu chí giao hàng nội thành trong 1 giờ. Ngoài ra, Loship còn có các dịch vụ như: giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều dịch vụ theo yêu cầu khác.
Tương tự như vậy, từ một ứng dụng gọi xe máy, ô tô đơn thuần, Grab thể hiện tham vọng “siêu ứng dụng” khi tung ra hàng loạt các dịch vụ, tiện ích như: thanh toán, thu hộ, chi hộ, giao hàng, giao đồ ăn... Nhờ nguồn vốn dồi dào, Grab Việt Nam quy tụ gần 200.000 tài xế, trước đó tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá.
Gojek Việt Nam có mô hình hoạt động tương tự, nhưng yếu thế hơn Grab vì ra đời sau. Gojek cũng từng chật vật với vấn đề nhân sự khi từng 2 lần phải thay CEO. Tất nhiên, công ty cũng cho thấy một số nỗ lực nhất định khi đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, hợp tác với những cái tên có tầm ảnh hưởng lớn như Sơn Tùng M-TP…
Be Group mặc dù không tham gia vào thị trường giao đồ ăn như Grab hay Gojek, nhưng startup Việt tập trung khá nhiều vào hoạt động vận tải và giao hàng. Thời gian gần đây, mảng giao hàng của Be tăng trưởng mạnh, với 60.000 tài xế, khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày và đã hoàn thành 53 triệu chuyến xe beBike và beCar.

Mở rộng hệ sinh thái thời Covid-19
Liên tục mở rộng hệ sinh thái, chiếm lĩnh và mở ra các thị trường mới được xem là mục tiêu chung của các siêu ứng dụng ở thời điểm hiện tại. Cụ thể, trong đại dịch Covid-19, Grab, Be đều tung ra các ứng dụng đi chợ hộ, vừa đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân, vừa đảm bảo giãn cách xã hội.
Grab Việt Nam triển khai dịch vụ đi chợ hộ GrabMart. Sau khoảng 4 tháng triển khai, lượng đơn hàng bình quân hằng ngày và số lượng đối tác trên GrabMart tăng hơn 10 lần. Đại diện Grab cho rằng, kết quả đạt được nhờ mạng lưới đối tác kinh doanh liên tục được mở rộng, cùng với ưu thế về lực lượng đối tác tài xế đông đảo.
Về phía Be Group, dịch vụ mua hộ hàng hoá be Đi Chợ và dịch vụ giao hàng beDelivery được đẩy mạnh, nhằm hỗ trợ phần nào nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Đại diện Be Group cho biết, dịch vụ beDelivery tăng trưởng 200% so với thông thường. Đặc biệt, dịch vụ be Đi Chợ dù mới ra mắt nhưng mỗi tuần vẫn tăng trưởng theo cấp số nhân.
Trong khi đó, Loship tập trung chinh phục thị trường bán sỉ cho các cửa hàng ăn uống - Lo-supply. Startup này tận dụng công nghệ, mạng lưới tài xế và tập đối tác cửa hàng để phát triển thị phần của mình trong lĩnh vực cung ứng sỉ.
Theo đó, Lo-supply nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, loại bỏ mọi khâu trung gian rườm rà làm đội giá sản phẩm, từ đó đảm bảo giá cả cạnh tranh nhất có thể. Khách hàng mục tiêu của Lo-supply là những cửa hàng kinh doanh ăn uống có mặt trên Loship.
CEO Loship cho rằng, không doanhng hiệp nào có thể ngồi tự nghĩ ra hệ sinh thái. Mà nó phải xuất phát từ chính nhu cầu của khách hàng. Và điều này chỉ đạt được khi doanh nghiệp liên tục thay đổi, cải thiện, đồng nghĩa sản phẩm, dịch vụ sẽ dần được hoàn thiện hơn.
37% người trẻ muốn được khởi nghiệp
Foodmap nhận vốn 500.000 USD từ quỹ ngoại
Tính tới thời điểm hiện tại, FoodMap đã liên kết và bán hàng cho hơn 300 nhà sản xuất, hộ nông dân với gần 1.000 loại nông sản đến từ hơn 40 tỉnh thành khắp cả nước.
Startup ViralWorks về tay Metub Việt Nam
Hai nhà đồng sáng lập ViralWorks là Hà Thị Tú Phượng và Lê Hồng Thảo Quyên hiện chỉ chiếm lượng cổ phần 0,05% chia cho mỗi người.
37% người trẻ muốn được khởi nghiệp
Theo Báo cáo của Hội đồng Anh, rất nhiều người trẻ ở Việt Nam tin rằng khi có công việc kinh doanh riêng, họ sẽ có tiếng nói và tự do - mà nếu chỉ thuần túy làm nhân viên thì sẽ không có được.
Startup CNV Loyalty nhận vốn 11 tỷ đồng từ NextPay
Thành lập từ cuối năm 2017, CNV Loyalty là đơn vị đi đầu trong việc xây dựng nền tảng tạo ứng dụng chăm sóc khách hàng, cung cấp giải pháp về chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.