Phát triển bền vững

Phát triển bền vững trong các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới

Phạm Sơn Thứ ba, 09/03/2021 - 09:00

Những hiệp định tự do thương mại thế hệ mới đang mở rộng phạm vi cam kết sang các mục tiêu bền vững, tiến bộ thay vì chỉ tập trung vào mở cửa thị trường.

Yếu tố bền vững đang trở thành một phần quan trọng trong các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Ảnh: TTXVN.

Tháng 8/2020, Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức đi vào hiệu lực, trở thành một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn.

EVFTA được đánh giá là hiệp định tự do thương mại tiềm năng nhất mà Việt Nam từng tham gia., nhờ vào không chỉ những yếu tố như thị trường rộng lớn, đối tác không có mối quan hệ cạnh tranh trực tiếp, cam kết sâu rộng về thương mại mà còn nằm ở những quy định, nguyên tắc liên quan đến phát triển bền vững.

Cụ thể, chương 13 của EVFTA quy định về những vấn đề phát triển bền vững với thương mại song phương, với tiền đề là các hiệp định, hiệp ước được ký kết và chấp thuận bởi phần đông thế giới như Chương trình nghị sự 21 về môi trường và phát triển, Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững…

Trong đó, các quy định chủ yếu xoay quanh vấn đề về bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi của người lao động, với những trách nhiệm rõ ràng của cả hai bên, nhằm mục tiêu đảm bảo phát triển thương mại một cách bền vững nhất.

Đối với vấn đề lao động, EVFTA cam kết thực thi hiệu quả những tiêu chuẩn quan trọng trong khuôn khổ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm những tiêu chuẩn đã được phê chuẩn, tiến tới đẩy nhanh phê chuẩn những công ước, tiêu chuẩn mới.

Đối với vấn đề môi trường, EVFTA cũng cam kết thực thi những hiệp ước trong khuôn khổ của Liên hợp quốc về cắt giảm phát thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu thay thế và giảm thiểu rác thải cũng được chú trọng.

Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, EVFTA là minh chứng cho thấy sự “cân bằng giữa hiệp định thương mại tự do và phát triển bền vững”.

Trước EVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng được đánh giá là một hiệp định tự do thương mại tiêu chuẩn cao, với các yếu tố phát triển bền vững được quy định hầu như tương tự như EVFTA nhưng mức độ cam kết có phần thấp hơn.

Cơ hội cho những doanh nghiệp bền vững, tuần hoàn

Theo các chuyên gia VCCI, phát triển bền vững là phương án hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ những hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như EVFTA và CPTPP.

Cụ thể, để đáp ứng được những thị trường khó tính, cạnh tranh với những đối thủ sở hữu tiềm lực mạnh, kinh nghiệm lâu năm, doanh nghiệp cần không ngừng nỗ lực chuyển đổi, cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm sao để tối giản chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, những nỗ lực này cần được tiến hành một cách lành mạnh, tuân thủ theo các điều kiện, cam kết về phát triển bền vững thay vì những “cuộc đua xuống đáy”, cố tình hạ thấp tiêu chuẩn để thúc đẩy thương mại, đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận.

Phát triển bền vững cũng đang dần trở thành tiêu chuẩn mới của thị trường, khi nhận thức và ý thức của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Theo khảo sát của tổ chức GlobeScan, 47% người tiêu dùng Việt Nam cho biết đã lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong năm 2020, trong đó yếu tố sức khỏe và bảo vệ môi trường được đặt lên hàng đầu.

Thực tế, trong những năm gần đây, doanh nghiệp hoạt động tại thị trường Việt Nam đã có nhiều hoạt động thể hiện trách nhiệm với công cuộc phát triển bền vững của đất nước, trên cả 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.

Đặc biệt, mô hình kinh tế tuần hoàn mới đây cũng đã trở thành chủ đề quen thuộc của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, được nhắc tới như một giải pháp chiến lược giải quyết mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

TS. Nguyễn Tuấn Hoa, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam nhận xét, kinh tế tuần hoàn, cùng với kinh tế số sẽ là phương án vẹn toàn để doanh nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra khi giao thương với EU.

Phát triển bền vững trong các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới
Vòng tuần hoàn đối với bao bì của PRO Việt Nam. Ảnh: PRO Việt Nam.

Các sáng kiến xoay quanh mô hình kinh tế tuần hoàn có thể kể đến như dự án Không phát thải ra thiên nhiên của VCCI nhằm hạn chế tác động tới môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, dự án Xây dựng thị trường vật liệu để mở đường cho nguyên vật liệu thứ cấp tạo ra giá trị.

Năm 2019, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã bắt tay thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam). Đến nay, đã có 14 doanh nghiệp trở thành thành viên của PRO Việt Nam, cùng nhau đưa ra những giải pháp cải thiện hiệu quả thu gom, xử lý rác thải.

Sáng kiến tương tự PRO Việt Nam được ghi nhận đem lại hiệu quả cao tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Mexico, sau 15 năm hoạt động, mô hình này nâng cao tỷ lệ tái chế rác thải bao bì từ 15% lên tới 60%.

Được biết, kinh tế tuần hoàn cũng là nội dung trọng tâm được ưu tiên tại những đối tác thương mại của Việt Nam, đặc biệt là EU. Thông qua các cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong các hiệp định tự do thương mại, doanh nghiệp sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị.

Với những lợi thế mà các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới đem lại, đại diện PRO Việt Nam hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào sáng kiến thiết lập kinh tế tuần hoàn cho bao bì cũng như nhiều sản phẩm khác để tạo nền tảng phát triển bền vững kinh tế nước nhà.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  9 giờ

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  4 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  5 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  6 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  7 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  7 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  7 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.