Hà Nội xử lý 100% chất thải nguy hại từ các làng nghề đến năm 2025
Phạm Sơn
Thứ ba, 04/01/2022 - 16:59
Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đến năm 2025, 100% làng nghề trên địa bàn thành phố sẽ được công nhận đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường.
Làng nghề truyền thống sở hữu nhiều giá trị văn hóa, tiềm năng phát triển dịch vụ, du lịch.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được Bộ Tài nguyên và môi trường công bố vừa qua, cả nước có gần 5.000 làng nghề, trong đó gần 2.000 làng nghề được công nhận.
Các làng nghề là một phần quan trọng gắn liền với văn hóa, truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng tạo ra sinh kế cho người dân, sở hữu những tiêm năng to lớn về phát triển kinh tế với các giá trị văn hóa, cộng đồng, du lịch.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường của các làng nghề lại là thực trạng gây nhức nhối. Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, rất ít làng nghề có hệ thống thu gom rác thải, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải.
Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều làng nghề nhất, với hơn 1 nghìn làng nghề, trong đó có những làng nghề sở hữu giá trị văn hóa đặc biệt quan trọng như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng nón Chuông, làng quạt Chàng Sơn…
Khảo sát trong giai đoạn 2017 – 2020 với 292 làng nghề, có 139 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng và 95 làng nghề ô nhiễm về nguồn nước. Tỷ lệ nước thải được xử lý ở các làng nghề chỉ đạt 5%.
Đặt vấn đề “giải cứu” các làng nghề khỏi ô nhiễm, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Theo kế hoạch, năm 2025 là thời điểm để Hà Nội hoàn thành các chỉ tiêu: 100% chất thải nguy hại ở làng nghề, cụm, khu công nghiệp được xử lý; 100% làng nghề có trạm xử lý nước thải; 100% làng nghề được công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường; 100% làng nghề được đánh giá và phân loại.
Để thực hiện các mục tiêu trên, 2 nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra bao gồm tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành; tăng cường công tác bảo vệ môi trường thông qua kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm từng bước.
Trong bối cảnh Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực, thành phố Hà Nội cũng đẩy mạnh đầu tư xây dựng các dự án xử lý rác thải, trong đó có 8 dự án xử lý rác thải tại các làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, Mê Linh, Hoài Đức, Thường Tín với tổng vốn đầu tư khoảng 570 tỷ đồng; các dự án xử lý môi trường tại 48 cụm công nghiệp làng nghề với quy mô 9 nghìn tỷ đồng.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.