NHNN: Quản lý tín dụng chảy vào BĐS gặp nhiều khó khăn

Trần Anh Thứ hai, 06/06/2022 - 16:54

Thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất cao bất thường… ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của ngân hàng.

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã thông tin về việc quản lý, kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như cho vay chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và bất động sản (BĐS).

Trong đó, tính đến cuối tháng 4/2022, tổng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng đạt xấp xỉ 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 10,19% so với thời điểm cuối năm 2021, chiếm tỷ trọng 20,44% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%.

Đánh giá lĩnh vực bất động sản là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, cần có giải pháp kiểm soát, NHNN đã và đang thực hiện nhiều phương án bao gồm việc hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các giơi hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Song song đó, NHNN tiến hành giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các TCTD.

Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng, tập trung kiểm tra các hồ sơ cấp tín dụng lĩnh vực bất động sản của các TCTD. Từ đó phát hiện vấn đề, tồn tại, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng để kịp thời xử lý vi phạm, đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị cụ thể hạn chế rủi ro của các TCTD trong hoạt động cấp tín dụng trong lĩnh vực bất động sản.

NHNN: Quản lý tín dụng chảy vào BĐS gặp nhiều khó khăn
NHNN ghi nhận nhiều khó khăn trong việc quản lý tín dụng chảy vào bất động sản

Trong quá trình giám sát, NHNN ghi nhận nhiều khó khăn trong việc quản lý tín dụng chảy vào bất động sản. Cụ thể, thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất cao bất thường… ảnh hưởng đến cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của TCTD.

Rủi ro kế đến là sử dụng nguồn vốn trung dài hạn để cho vay ngắn hạn. Hiện nay khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn (10 – 25 năm), tỏng khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và cho vay đối với lĩnh vực này là rủi ro lớn đối với ngân hàng.

NHNN đánh giá mặc dù tình hình cấp tín dụng cũng như chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn được NHNN kiểm soát ổn định nhưng để hạn chế tác động của thị trường bất động sản với kinh tế vĩ mô, tiền tệ, cần giải pháp toàn diện để lành mạnh hóa, xây dựng thị trường bất động sản an toàn, bền vững.

Định hướng trong thời gian tới, đại diện NHNN cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, NHNN vẫn yêu cầu tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để mua, đầu tư nhà ở tự sử dụng, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ.

NHNN cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững, kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng. 

Đồng thời tăng cường thanh tra, giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản để kip thời đưa ra giải pháp nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, phạm vi phát sinh.

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến 31/5, tín dụng tăng 8,04% so với cuối 2021, và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022, sức ép tăng trưởng tín dụng lớn do cộng hưởng nhiều yếu tố, như đầu tư công giải ngân vẫn còn chậm khiến nguồn vốn phục hồi kinh tế phụ thuộc lớn vào tín dụng ngân hàng. 

Ngoài ra, triển khai gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng năm 2022-2023 trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng tăng, tỷ lệ tín dụng trên GDP đã ở mức cao, khiến điều hành tín dụng gặp nhiều thách thức.

Năng lực tín dụng doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức an toàn

Năng lực tín dụng doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức an toàn

Tài chính -  3 năm
Thống kê của FiinGroup cho thấy hệ số đòn bẩy nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2021 chỉ 0,48 lần , còn tỷ lệ bao phủ lãi vay cũng ở mức 7 lần, cho thấy khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tương đối ổn định.
Năng lực tín dụng doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức an toàn

Năng lực tín dụng doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức an toàn

Tài chính -  3 năm
Thống kê của FiinGroup cho thấy hệ số đòn bẩy nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2021 chỉ 0,48 lần , còn tỷ lệ bao phủ lãi vay cũng ở mức 7 lần, cho thấy khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tương đối ổn định.
SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

Tài chính -  42 phút

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với sự kết hợp giữa định giá thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và triển vọng nâng hạng.

OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính

OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính

Tài chính -  1 ngày

Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.

Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn

Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn

Tài chính -  2 ngày

Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.

Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo

Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo

Tài chính -  2 ngày

Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững

Tài chính -  3 ngày

Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

Tài chính -  42 phút

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với sự kết hợp giữa định giá thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và triển vọng nâng hạng.

Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo

Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Nhiều người trẻ đang né tránh vai trò quản lý, khi chiếc ghế lãnh đạo không còn hấp dẫn bởi áp lực, lộ trình cứng nhắc và thiếu cân bằng.

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  6 giờ

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tiêu điểm -  6 giờ

Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Tiêu điểm -  20 giờ

Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Phát triển bền vững -  1 ngày

Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.