Leader talk

Doanh nghiệp kiệt sức chờ 'ngấm' chính sách trợ lực

Phương Linh Thứ ba, 18/07/2023 - 10:59

PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, các chính sách luôn có độ trễ nên một số giải pháp bây giờ mới thực hiện khó có thể tạo ra bước tăng trưởng đột phá trong 6 tháng cuối năm.

Nhiều doanh nghiệp đang cạn kiệt dòng tiền. Ảnh: Hoàng Anh

PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá nền kinh tế đang đối diện thực trạng rất ảm đạm. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ năm 2020. Mức tăng trưởng GDP quý II/2023 chỉ đạt 4,14% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Thiên, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình thế giới. Kinh tế thế giới đang trải qua "thập kỷ mất mát", không có tăng trưởng. Thời kỳ dòng tiền dễ, sôi động đã qua, hiện dòng tiền đầu tư trên toàn thế giới đang thắt chặt, cùng với đó là xung đột địa chính trị giữa các nước và suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến Việt Nam.

Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở rất lớn, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, ở trong nước, nội lực của nền kinh tế, sức khoẻ của các doanh nghiệp nội rất yếu càng làm trầm trọng thêm những khó khăn thách thức.

Ông Thiên đánh giá, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm có thể vẫn có những dấu hiệu tích cực, nhưng chủ yếu là khối các doanh nghiệp nước ngoài. Còn các doanh nghiệp trong nước đang "kiệt sức", khát vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp, đình trệ, phá sản do thị trường ngày càng khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng lên, trong khi đó số mới gia nhập giảm so với cùng kỳ. Theo Tổng cục Thống kê, nửa đầu năm 2023, cả nước có 75.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; gần 37.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 7,4%; 60.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. 

Khoảng 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9%; 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 2,8%.

Bên cạnh đó, chỉ số sử dụng lao động trong 6 tháng đầu năm cũng giảm mạnh, đặc biệt ở các tỉnh phát triển công nghiệp chế biến chế tạo như Bình Dương giảm 12,4%, Bắc Ninh giảm 8%, Thái Nguyên giảm 9,8%.

"Thực tế sức khoẻ của các doanh nghiệp cho thấy, rất khó để Việt Nam hoàn mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023. Trong 6 tháng cuối năm, nền kinh tế khó có những khởi sắc như mong đợi, có thể sẽ vẫn có sự tươi tỉnh hơn trong sự "kiệt sức" của doanh nghiệp, nhưng tươi sáng hơn để phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng là điều không thể”, ông Thiên nhìn nhận.

Mặt khác, theo vị chuyên gia này, các chính sách luôn có độ trễ. Nhìn các giải pháp gỡ khó cho kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm có thể dự đoán được tăng trưởng 6 tháng cuối năm. Nhiều giải pháp bây giờ mới bắt tay vào thực hiện thì rất khó để có thể tạo được chuyển biến tích cực trong thời gian ngắn, nếu có, có thể sẽ bắt đầu từ đầu năm 2024.

"Hiện nay, tâm lý bi quan đang bao trùm nền kinh tế và các doanh nghiệp và phải thừa nhận rằng, với tâm lý bi quan này, rất khó để phục hồi kinh tế", ông Thiên nhận định.

Để chính sách ngấm vào đời sống doanh nghiệp

Một trong những nguyên nhân khiến các tâm lý bi quan đang đè nặng theo vị chuyên gia này là do các chính sách tháo gỡ khó khăn chưa thể ngấm sâu vào đời sống doanh nghiệp. 

Thời gian qua, Chính phủ đã liên tục và rất quyết liệt trong việc đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. 

Tuy nhiên, theo ông Thiên, vấn đề là tại sao chính sách rất mạnh mẽ nhưng lại chưa thể ngấm sâu vào cuộc sống và nếu không nhìn rõ nguyên nhân, sẽ không thể thực thi chính sách một cách hiệu quả.

"Phải chăng là do nguyên nhân sâu xa từ cấu trúc thể chế của nền kinh tế, cấu trúc đầu cơ, mô hình đầu cơ quá nặng, tồn tại trong suốt một thời gian dài, làm suy yếu hệ thống. Điều này tồn tại trong thời gian quá dài đến lúc gỡ không được, người bệnh nhân yếu quá rồi, không chữa được", ông Thiên nhận định.

Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia này, các chính sách từ Chính phủ ban hành rất đột phá, kịp thời, tháo gỡ nhanh những khó khăn của doanh nghiệp, nhưng khâu thực thi ở các bộ ngành, địa phương lại khác. Tâm lý sợ sai, sợ trách nghiệm vẫn đè nặng khiến lãnh đạo các bộ, ngành địa phương "chùn tay" trong thực thi.

Mặc dù các chính sách tốt cho các doanh nghiệp và nền kinh tế nhưng các cơ quan quản lý lại e ngại thực thi, sợ trách nhiệm trong bối cảnh các luật đang được sửa đổi, hành lang pháp lý chưa rõ ràng, cũng rất khó để các chính sách này ngấm vào cuộc sống.

Đó là lý do khiến thời gian vừa qua, Chính phủ liên tục ban hành các nghị định, thông tư, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nền kinh tế, những tác động tích cực về mặt tâm lý là có, những tác động vào thực tế sản xuất kinh doanh vẫn chậm.

Trong khi đó, muốn đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, khó khăn của các doanh nghiệp cần sớm được tháo gỡ. Ông Thiên cho rằng, cần tìm mọi cách tiếp tục đẩy nhanh việc đưa chính sách vào cuộc sống, hoạt động của doanh nghiệp.

Trên tinh thần đổi mới, bảo vệ những người đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, cần có cơ chế chuẩn chỉ, rõ ràng, can đảm bảo vệ những người dám làm những điều mới, đột phá.

"Tại thời điểm nền kinh tế đang chịu tổn thương rất lớn, chúng ta cần những giải pháp khác thường và cần tập trung đi sâu vào cấu trúc thể chế, bộ máy hoạt động. Nếu không sẽ rất khó tạo được bước đột phá trong hồi phục và phát triển", ông Thiên nhấn mạnh.

'Giới hạn' của các doanh nghiệp bất động sản

"Giới hạn" của các doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  1 năm
Các doanh nghiệp bất động sản đang rơi vào khó khăn rất lớn, đến "giới hạn" của sự chịu đựng. Nếu không tìm được “lối thoát” kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản phá sản, giải thể của hàng loạt các doanh nghiệp trong thời gian tới.
'Giới hạn' của các doanh nghiệp bất động sản

"Giới hạn" của các doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  1 năm
Các doanh nghiệp bất động sản đang rơi vào khó khăn rất lớn, đến "giới hạn" của sự chịu đựng. Nếu không tìm được “lối thoát” kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản phá sản, giải thể của hàng loạt các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm

Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều điểm sáng, mô hình hay đã xuất hiện trong đầu năm nay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng; xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án…. Kinh tế số đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, tỷ trọng kinh tế số/GDP nửa đầu năm nay đạt gần 15%.

Chữa bệnh ‘sợ sai’ để vượt qua ‘thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế’

Chữa bệnh ‘sợ sai’ để vượt qua ‘thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế’

Tiêu điểm -  1 năm

Nền kinh tế rơi vào giai đoạn đặc biệt khó khăn khiến doanh nghiệp không có động lực đầu tư sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh đó, TS. Nguyễn Đình Cung khuyến nghị cần chữa căn bệnh “sợ sai” của cán bộ để thúc đẩy đầu tư công, tạo điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế tuần hoàn ‘khát’ tín dụng xanh

Kinh tế tuần hoàn ‘khát’ tín dụng xanh

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngành năng lượng chiếm đến khoảng một nửa giá trị các khoản vay xanh, trong khi nhiều lĩnh vực tiềm năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn như xử lý nước thải, quản lý chất thải… chỉ chiếm chưa đến 10%.

Áp lực tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Áp lực tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Tiêu điểm -  1 năm

Với mức tăng trưởng GDP 3,72% trong 6 tháng đầu năm, áp lực tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm hết sức nặng nề, có quý sẽ phải tăng hơn 10% để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho cả năm 2023.

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Leader talk -  15 giờ

Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo

Leader talk -  5 ngày

T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  1 tuần

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

Leader talk -  1 tuần

Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 tuần

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

VinFast vay 110 triệu USD xây nhà máy ô tô tại Indonesia

VinFast vay 110 triệu USD xây nhà máy ô tô tại Indonesia

Tài chính -  4 giờ

VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.

Dự báo giá vàng tuần tới 5-9/5/2025

Dự báo giá vàng tuần tới 5-9/5/2025

Vàng -  8 giờ

Giá vàng đã giảm hai tuần liên tiếp. Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy xu hướng tiếp tục đi xuống khi thị trường dồn sự chú ý vào Fed và diễn biến đàm phán Mỹ – Trung.

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam

Leader talk -  15 giờ

Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.

Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng

Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  1 ngày

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.