Dấu chân carbon trong nông nghiệp
Công nghệ số là công cụ đắc lực giúp theo dõi, kiểm soát phát thải, tính toán các giải pháp phù hợp để xanh hóa ngành nông nghiệp.
Xu thế phát triển bền vững đặt ra những yêu cầu mới đối với hàng nông sản Việt Nam ở hầu như tất cả các thị trường xuất khẩu chính.
Cuối tháng 6 vừa qua, EU ban hành đạo luật về chống phá rừng, theo đó yêu cầu tất cả các loại nông sản bao gồm cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, dầu cọ, gia súc và gỗ, khi xuất khẩu sang EU phải chứng minh rằng hoạt động canh tác, sản xuất không diễn ra trên diện tích đất có được do phá rừng kể từ sau năm 2021.
Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được tại thị trường EU. Thị trường tiên tiến bậc nhất thế giới này cũng cho biết, nhóm mặt hàng chịu điều chỉnh của đạo luật chống phá rừng sẽ còn được mở rộng trong tương lai.
Trước đó, EU cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm điều chỉnh thương mại theo hướng bền vững, bao gồm các quy định về kinh tế tuần hoàn hay cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM). Đáng chú ý, nhiều thị trường lớn khác trên thế giới cũng đang và sẽ tiếp tục ban hành các chính sách tương tự.
Đó chính là lý do khiến bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công thương, đánh giá rằng xuất khẩu nông sản dù chứng kiến mức tăng trưởng rất tốt những năm gần đây nhưng vẫn phải đối diện với rất nhiều thách thức.
Theo bà Hiền, xu thế bền vững đang trở thành điều tất yếu, khiến các quốc gia không ngừng điều chỉnh khung pháp lý với hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới. Xu thế này lan ra cả các nước đang phát triển thông qua những cam kết chính trị mạnh mẽ như tại Hội nghị COP26, COP27 vừa qua.
“Quy định liên quan đến môi trường tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như EU, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á… đang ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi nỗ lực lớn để hàng nông sản Việt giữ vững vị thế ở các thị trường này”, bà Hiền đặt vấn đề.
Đồng quan điểm, ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Công thương, cho biết, việc bền vững hóa, an toàn hóa chuỗi cung ứng nông sản là xu thế tất yếu, bắt buộc doanh nghiệp phải chuyển mình theo nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.
Để thuận theo “luật chơi” mới, bà Hiền nhấn mạnh, doanh nghiệp phải bắt tay vào chuyển đổi xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó tăng cường tính bền vững, giảm dấu chân carbon cho chuỗi cung ứng nông sản.
Bên cạnh đó, theo ông Trần Minh Thắng, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, doanh nghiệp cũng không thể lơ là công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này đòi hỏi quá trình canh tác, sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, yêu cầu của thị trường xuất khẩu cũng như đổi mới, nâng cao quy trình, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
Ngoài nỗ lực từ phía doanh nghiệp, theo ông Hòa, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải vào cuộc, một mặt hỗ trợ doanh nghiệp duy trì thị trường, mặt khác nâng cao hình ảnh, vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Tại hội thảo Đưa nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài, ông Hòa đề xuất, Nhà nước cần hoàn thiện quy định, chính sách pháp luật, trong đó đặc biệt phải ban hành kịp thời các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với hội nhập quốc tế, đồng thời đầu tư nguồn lực đào tạo về quản lý, giám sát, hỗ trợ đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng nông sản.
Mặt khác, cần liên tục cập nhật những tiêu chuẩn, quy định, phản ứng thị trường và thị hiếu tiêu dùng, từ đó lên kế hoạch phát triển nông sản theo hướng phù hợp. Triển khai thực hiện các đề án về phát triển vùng nguyên liệu, phát triển logistics phục vụ nông sản…
Công nghệ số là công cụ đắc lực giúp theo dõi, kiểm soát phát thải, tính toán các giải pháp phù hợp để xanh hóa ngành nông nghiệp.
Thay vì giải cứu nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị tái cấu trúc ngành hàng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, từ đó giải quyết dứt điểm lời nguyền “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”.
Liên kết giữa doanh nghiệp với bà con nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp trở nên lỏng lẻo bởi lối tư duy đẩy khó khăn cho bên còn lại.
Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ biết đến những trái cây nhập khẩu cao cấp của nước ngoài với giá đắt đỏ, thì hiện nay, ngay tại trong nước cũng có nhiều loại nông sản giá trị cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng không thua kém nhiều nước trên thế giới.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.