Phát triển bền vững

Tiết kiệm năng lượng sớm trở thành bắt buộc

Hoàng Đông Thứ bảy, 25/05/2024 - 06:58

Sắp tới, Bộ Công thương sẽ rà soát, sửa đổi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng đưa ra các chế tài bắt buộc thay vì khuyến khích thực hiện.

Tiết kiệm năng lượng là nền tảng để chuyển dịch năng lượng bền vững. Ảnh: Hoàng Anh

Năng lượng được ví như nguồn sống của nền kinh tế, do đó bài toán an ninh năng lượng luôn được đặt lên hàng đầu trong ưu tiên chính sách của các quốc gia. Bên cạnh đó, nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0, chuyển dịch năng lượng cũng trở thành vấn đề cấp thiết.

Điểm chung của hai mục tiêu an ninh và chuyển dịch năng lượng nằm ở câu chuyện tiết kiệm. Bởi lẽ, sử dụng năng lượng tiết kiệm giúp tăng tính tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng cũng như đảm bảo tính ổn định là nền tảng giúp công cuộc chuyển dịch năng lượng không tạo ra tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Chính vì lý do này, ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công thương, cho biết, hiện nay Bộ đang tiến hành rà soát và sửa đổi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng bổ sung những chế tài bắt buộc. Từ đó, tiết kiệm năng lượng thuộc về nghĩa vụ của các doanh nghiệp thay vì câu chuyện khuyến khích.

Thực tế, dù là nước đang phát triển với nhu cầu tiêu thụ năng lượng chưa ổn định nhưng Việt Nam đang là quốc gia sử dụng năng lượng rất kém hiệu quả. Cụ thể, Việt Nam cần tới năng lượng tương đương 376 tấn dầu quy đổi để tạo ra 1 nghìn USD cho GDP, trong khi trung bình các nước OECD chỉ cần khoảng 104 tấn.

Sử dụng năng lượng lãng phí tạo áp lực lớn cho an ninh năng lượng. Năm 2023, hiện tượng thiếu điện xảy ra vào giai đoạn tháng 5 – 6 đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2024, thời tiết tiếp tục diễn biến khó lường, cộng thêm kinh tế trên đà phục hồi tạo ra áp lực rất lớn cho ngành điện.

Dù Thứ trưởng Bộ Công thương vừa qua đã khẳng định “sẽ không xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024 và các năm tiếp theo” nhưng để đảm bảo đủ điện cung ứng, trách nhiệm không chỉ đến từ Bộ Công thương hay EVN mà còn xuất phát từ ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm của doanh nghiệp và người dân.

Làm sao để tiết kiệm năng lượng

Trong một tọa đàm về tiết kiệm năng lượng gần đây, TS. Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, ủng hộ việc đưa ra các chế tài mang tính bắt buộc đối với việc tiết kiệm năng lượng.

Ông Sơn lý giải, thời điểm hiện nay, câu chuyện biến đổi khí hậu cùng các cam kết “Netzero” đã khiến việc chung tay thay đổi thói quen tiêu dùng năng lượng theo hướng tiết kiệm trở thành yêu cầu bắt buộc của không chỉ Việt Nam mà còn thế giới.

Trong khi đó, những chương trình, hoạt động mang tính truyền thông, giáo dục, khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hành tiết kiệm năng lượng đã được triển khai từ cách đây hơn 20 năm. Đến hiện tại, nhận thức của cộng đồng có lẽ đã đủ “chín” để đưa ra các hành động mạnh mẽ, thậm chí là mang tính áp đặt hơn.

Các chế tài bắt buộc là điều cần thiết, tuy nhiên câu chuyện thực thi thế nào cũng rất quan trọng. Vị chuyên gia năng lượng chỉ ra thực trạng, ở một số địa phương, do mong muốn ưu đãi thu hút đầu tư nên chấp nhận doanh nghiệp sử dụng những công nghệ chưa thực sự tiên tiến, chưa thực sự hiệu quả về sử dụng năng lượng.

Ông Sơn kỳ vọng, thời gian tới, cần có giải pháp điều chỉnh lại hiện tượng này để doanh nghiệp nâng cao ý thức về hiệu quả hóa sử dụng năng lượng.
Doanh nghiệp sản xuất tìm đường chuyển đổi năng lượng xanh

Doanh nghiệp sản xuất tìm đường chuyển đổi năng lượng xanh

Phát triển bền vững -  5 tháng

Chuyên gia FPT Digital tin rằng, năng lượng xanh sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đạt mục tiêu kép, vừa nâng tầm năng lực cạnh tranh, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn của các bên liên quan đối với doanh nghiệp sản xuất.

Ngành năng lượng cần hơn 4 triệu tỷ đồng đến năm 2030

Ngành năng lượng cần hơn 4 triệu tỷ đồng đến năm 2030

Tiêu điểm -  5 tháng

Nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 4 – 4,8 triệu tỷ đồng.

An ninh năng lượng đối mặt nhiều thách thức

An ninh năng lượng đối mặt nhiều thách thức

Tiêu điểm -  9 tháng

Nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2024 - 2025 và các năm tiếp theo là hiện hữu nếu không có các giải pháp khả thi và kịp thời.

Hai ‘ông lớn’ tính rót gần 30 tỷ USD vào năng lượng Việt Nam

Hai ‘ông lớn’ tính rót gần 30 tỷ USD vào năng lượng Việt Nam

Tiêu điểm -  10 tháng

Hai tập đoàn lớn của Đan Mạch và Anh đang nghiên cứu và phát triển các dự án năng lượng tái tạo với tổng số vốn dự kiến là gần 30 tỷ USD.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  20 phút

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  45 phút

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  52 phút

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  2 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  2 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  3 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.