Tài chính
Ngân hàng Việt đầu tiên áp dụng nền tảng quản lý vốn theo Basel II nâng cao
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) hôm nay đã công bố hoàn thành triển khai và áp dụng nền tảng tính vốn điện toán đám mây theo Basel II Nâng cao (phương pháp tiếp cận nội bộ - IRB), trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành tất cả các yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế.
Với sự tư vấn của đối tác Moody’s Analytics, Deloittle và Raffles Việt Nam, OCB đã hoàn thành xây dựng nền tảng toàn diện về quản lý vốn và tài sản có rủi ro theo Basel, gồm 4 yêu cầu chính: các kho dữ liệu số (Data warehouse) tập trung theo tiêu chuẩn quốc tế; Xây dựng và kiểm định đầy đủ các mô hình đo lường rủi ro tín dụng; phương pháp luận tính toán tài sản có rủi ro cho rủi ro tín dụng và tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II nâng cao; và ứng dụng nền tảng số Moody’s vào tính toán và quản lý tài sản có rủi ro theo Basel II nâng cao.
Dự án đã giúp OCB hoàn thiện cơ sở hạ tầng dữ liệu ngân hàng một cách toàn diện, áp dụng các mô hình dữ liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, có tính ứng dụng cao cho hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro. Theo đó, rút ngắn thời gian triển khai xây dựng và kiểm định các mô hình rủi ro của ngân hàng từ 3 tháng xuống còn chưa đầy 1 tháng.
Đồng thời, OCB đã xây dựng và kiểm nghiệm đầy đủ các mô hình cho phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp theo yêu cầu, bao gồm: đo lường khả năng khách hàng vỡ nợ (PD), đo lường tỷ lệ tổn thất khi vỡ nợ (LGD) và tổng dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (EAD) theo từng phân khúc, sản phẩm. Kết quả đánh giá cũng cho thấy các mô hình đều đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Basel cũng như thông lệ quốc tế.
Đặc biệt, dựa trên kết quả mô hình và được sự tham vấn của các đối tác về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, OCB đã hoàn thiện và áp dụng phương pháp quản lý vốn theo Basel II nâng cao. Cụ thể, ngân hàng đã triển khai phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao (AIRB) để tính vốn với danh mục khoản phải đòi bán lẻ và phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản (FIRB) với danh mục khoản phải đòi doanh nghiệp theo chuẩn Basel II.
So với phương pháp quản lý hệ số an toàn vốn Basel II tiêu chuẩn (SA) đang được áp dụng tại Việt Nam, đây là một bước tiến lớn của OCB, thể hiện mức độ phát triển cao về dữ liệu và phương pháp đo lường rủi ro.
Thay vì áp dụng chung một mức độ đo lường rủi ro cho một nhóm khoản vay và khách hàng có tính chất tương đồng theo Basel II tiêu chuẩn, kết quả đo lường rủi ro theo phương pháp Basel II nâng cao cho phép ngân hàng đo lường và phân loại rủi ro chi tiết đến từng hợp đồng vay, khách hàng vay. Đây là cơ sở để ngân hàng triển khai các phương thức quản lý danh mục chủ động và áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt theo mức độ rủi ro cho từng khoản vay.
Dựa trên sự hoàn thiện của ba yêu cầu trên cùng nền tảng công nghệ và số hóa, OCB tiếp tục tiên phong trong việc triển khai công nghệ điện toán đám mây vào quy trình quản lý vốn theo Basel II nâng cao dưới sự tư vấn và hỗ trợ của Moody’s Analytic.
Việc ứng dụng hệ thống hiện đại, hoạt động tính toán và quản lý vốn của OCB được rút ngắn, giúp chuyên gia ngân hàng dành nhiều thời gian hơn cho việc tư vấn, phân tích và triển khai các kiến nghị, xây dựng chiến lược nhằm đảm bảo yêu cầu vốn và các chỉ số an toàn, cũng như nâng cao chất lượng danh mục của ngân hàng, đại diện OCB cho biết.
Liên tục là ngân hàng đi đầu trong nâng cao năng lực quản trị rủi ro và chuyển đổi số, OCB không ngừng thực hiện hàng loạt các dự án trọng điểm về cải thiện khung quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2018, OCB được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Trong năm 2022, OCB đã triển khai thành công chuẩn mực Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản và Basel II theo phương pháp mô hình nội bộ (IMA) cho quản lý rủi ro thị trường cùng với việc áp dụng chuẩn mực “Đánh giá nội bộ về an toàn thanh khoản theo quy định của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ILAAP)”.
Tới đầu năm 2023, OCB kiện toàn quản lý rủi ro tín dụng và quản lý vốn theo Basel II nâng cao. Từ đây, khung quản lý rủi ro của OCB đã được hoàn thiện theo những tiêu chuẩn tiên tiến nhất trên thế giới, tiệm cận với tiêu chuẩn áp dụng tại các nước có nền kinh tế phát triển.
Ông Lê Thanh Quý Ngọc, Giám đốc khối Quản lý rủi ro OCB cho biết, việc hoàn thành và áp dụng nền tảng quản lý vốn theo các yêu cầu của Basel II nâng cao không những giúp OCB nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng mà còn đảm bảo việc đo lường rủi ro và tỉ lệ an toàn vốn chính xác, từ đó hỗ trợ hiệu quả các quyết định kinh doanh.
Đặc biệt, khẳng định mạnh mẽ mục tiêu dài hạn của OCB trong việc củng cố nền tảng quản trị rủi ro vững chắc, hướng đến sự minh bạch, nâng cao vị thế cạnh tranh, cũng như tăng cường sức mạnh và khả năng chống chịu trước các biến động kinh tế vĩ mô có thể xảy ra.
OCB phối hợp thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với Kho Bạc Nhà nước
OCB phối hợp thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với Kho Bạc Nhà nước
Mới đây, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) mới đây đã phối hợp với Kho Bạc Nhà nước nhằm rút ngắn thời gian, đảm bảo ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế chính xác, kịp thời cho khách hàng.
OCB được cấp phép mở mới 9 điểm giao dịch trong năm 2023
Ngân hàng nhà nước (NHNN) mới đây đã ra công văn chấp thuận về việc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) mở mới thêm 4 chi nhánh và 5 phòng giao dịch trong năm 2023.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận ưu đãi lớn từ OCB
Từ nay đến hết 31/12/2023, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận hàng loạt ưu đãi lớn từ OCB qua chương trình “Trade Focus”, bên cạnh các chính sách đang áp dụng như miễn phí giao dịch ngân hàng 24/7, miễn đến 100% phí giao dịch tài khoản, giảm 50% phí chuyển tiền trong nước qua kênh tại quầy, 50% phí dịch vụ nộp ngân sách nhà nước (thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu)…
OCB OMNI: Hành trình tăng trưởng đầy mạnh mẽ
Ra đời từ năm 2018, đến nay, ngân hàng số OCB OMNI đã và đang gặt hái được những thành tích đầy ấn tượng với sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.