Ngành nào rủi ro nếu biến động tại Biển Đỏ kéo dài?

Phương Anh Thứ hai, 18/03/2024 - 21:18

Với Việt Nam, ngành dệt may và da giày xuất sang châu Âu cần lưu tâm sau những gián đoạn tại Biển Đỏ gần đây.

Sau đợt suy thoái trầm trọng của thương mại toàn cầu năm ngoái, những gián đoạn còn tiếp diễn ở Biển Đỏ gần đây đã gợi nhớ lại về những tác động sâu sắc của gián đoạn trong vận tải đối với các chuỗi cung ứng.

Ba tháng sau khi những căng thẳng nổ ra, số lượng tàu quá cảnh qua Kênh đào Suez đã giảm hơn 50% kể từ đầu tháng 12 và giá cước vận tải container giao ngay đã tăng gấp ba trong hoạt động thương mại từ châu Á sang châu Âu.

Trong thị phần xuất khẩu của ASEAN, Trung Đông chỉ chiếm một phần nhỏ còn châu Âu thì chứng kiến tỷ trọng qua các năm giảm dần xuống dưới 9%. Ngay cả ở Việt Nam và Philippines, hai nền kinh tế có lượng xuất khẩu lớn nhất sang hai khu vực này, thị phần cũng không quá lớn, chỉ ở mức 12% mỗi nước.

Tuy vậy, HSBC trong phân tích mới nhất đánh giá, nếu những gián đoạn ở Biển Đỏ càng kéo dài, một số chuỗi cung ứng nhất định càng bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Với Việt Nam, hàng dệt may và da giày xuất sang châu Âu là lĩnh vực cần lưu tâm. Mặc dù rõ ràng Mỹ là nước nhập mặt hàng này nhiều nhất, thị phần 20% của châu Âu cũng có ý nghĩa nhất định.

Ngành nào rủi ro nếu biến động tại Biển Đỏ kéo dài?
Châu Âu là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai đối với hàng dệt may/da giày của Việt Nam

Những lô hàng xuất sang châu Âu này chưa bị ảnh hưởng bởi gián đoạn ở Biển Đỏ, minh chứng là tháng 1 ghi nhận mức tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, các hiệp hội thương mại cũng cảnh báo tình hình khó khăn gia tăng trong việc nhận đơn hàng từ quý II/2024 nếu căng thẳng còn kéo dài.

Tại cuộc họp thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu do tình hình tại Biển Đỏ đầu tháng trước của Bộ Công thương, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết, hiện các doanh nghiệp trong ngành đang thực hiện hình thức nhập CIF và xuất FOB, do đó, ảnh hưởng trực tiếp trước mắt chưa nhiều.

Các đơn hàng đã ký kết rồi thì thường các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chỉ chịu trách nhiệm đến hàng lên tàu. Các khâu tiếp theo sẽ do các hãng tàu và khách hàng chịu.

Tuy nhiên, khi có rủi ro xảy ra, các khách hàng sẽ yêu cầu người bán có những chia sẻ nhất định để giảm tổn thất. Bên cạnh đó, thời gian vận chuyển kéo dài dẫn đến thời gian sản xuất ít hơn sẽ gây áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất làm thế nào để giao hàng đúng hạn.

Trong lĩnh vực thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho hay, căng thẳng Biển Đỏ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, bởi bên cạnh việc tác động làm tăng chi phí còn là những hệ lụy đi kèm.

Đáng chú ý, hiện chưa rõ tình trạng căng thẳng này sẽ còn kéo dài bao lâu, tác động thế nào đến những đơn hàng của tương lai, hoặc những chi phí mà doanh nghiệp cần phải tính toán vào trong giá thành sản phẩm.

Xét trên tổng chi phí trả cho 1 container hàng trong 1 tháng, cước phí vận chuyển đi Bờ Tây đang tăng 70%, nhưng hàng đi châu Âu đối với hàng đông lạnh đang tăng gần 4 lần.

HSBC cho biết, trên thực tế, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm kiếm giải pháp vận tải thay thế, ngày càng nhiều công ty vận tải tìm tới giữ chỗ bằng vận chuyển đường hàng không.

Điều đó khiến lượng hàng vận chuyển qua đường hàng không trên tuyến Việt Nam – châu Âu trong tháng 1 tăng lên, thậm chí vượt mức 6% là ngưỡng đỉnh của năm 2023.

SSI Research trong phân tích triển vọng ngành dệt may 2024 đánh giá, sự kiện Biển Đỏ có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý I/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu khi chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ/Châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng đầu năm nay so với với tháng 12/2023.

Hơn nữa, khi căng thẳng leo thang, thời gian giao hàng và chi phí bảo hiểm tăng lên dù hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng điều kiện FOB, theo đó, người mua phải chịu chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên, do nhu cầu thấp và mức tồn kho cao nên người mua có thể đàm phán lại với nhà cung cấp để chia sẻ gánh nặng.

Vì vậy, SSI Research cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý I/2024 có thể phải chịu chi phí bán hàng cao hơn hoặc giá bán thấp hơn cho đến khi tình hình Biển Đỏ hạ nhiệt.

Doanh nghiệp dệt may đói đơn hàng, chấp nhận giá giảm sâu

Doanh nghiệp dệt may đói đơn hàng, chấp nhận giá giảm sâu

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều doanh nghiệp dệt may đến nay vẫn chưa đủ đơn hàng cho hai quý cuối năm, phải chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, và mức giá thậm chí giảm đến 50% so với bình thường.
Doanh nghiệp dệt may đói đơn hàng, chấp nhận giá giảm sâu

Doanh nghiệp dệt may đói đơn hàng, chấp nhận giá giảm sâu

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều doanh nghiệp dệt may đến nay vẫn chưa đủ đơn hàng cho hai quý cuối năm, phải chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, và mức giá thậm chí giảm đến 50% so với bình thường.
Nấc thang mới của ngành dệt may

Nấc thang mới của ngành dệt may

Tiêu điểm -  1 năm

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang khẳng định, ngành dệt may của Việt Nam đang làm tốt công tác chuyển đổi xanh và có tiềm năng phát triển những lĩnh vực tạo giá trị cao trong giai đoạn tới.

EU áp dụng EPR cho ngành dệt may: Cơ hội hay thách thức?

EU áp dụng EPR cho ngành dệt may: Cơ hội hay thách thức?

Phát triển bền vững -  1 năm

Trách nhiệm quản lý chất thải dệt may đối với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu EU có thể khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này suy giảm. Tuy nhiên, nhiều cơ hội mở ra, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị đủ năng lực để chớp lấy.

Chậm chuyển đổi xanh, ngành dệt may 'tụt hậu’

Chậm chuyển đổi xanh, ngành dệt may 'tụt hậu’

Phát triển bền vững -  2 năm

Trong khi ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, một số quốc gia đối thủ như Bangladesh, Trung Quốc… vẫn “sống khỏe” nhờ đáp ứng được tiêu chuẩn xanh.

Ngành dệt may trước áp lực chuyển đổi số

Ngành dệt may trước áp lực chuyển đổi số

Tiêu điểm -  2 năm

Về độ sẵn sàng và mức độ công nghệ phù hợp nhất với cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được khảo sát hiện chỉ ở mức điểm trung bình 2,59 trên thang điểm 5.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Tiêu điểm -  2 giờ

Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Tiêu điểm -  3 giờ

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Tiêu điểm -  3 giờ

Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  5 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Khởi công đường vành đai 4 TP.HCM do Becamex IDC - Đèo Cả trúng thầu

Tiêu điểm -  8 giờ

Đường vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn do liên doanh Becamex IDC – Đèo Cả trúng thầu vừa được Bình Dương khởi công.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Tiêu điểm -  2 giờ

Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Tiêu điểm -  3 giờ

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Tiêu điểm -  3 giờ

Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  5 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  5 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao

Doanh nghiệp -  6 giờ

Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.