Tiêu điểm
Doanh nghiệp dệt may đói đơn hàng, chấp nhận giá giảm sâu
Nhiều doanh nghiệp dệt may đến nay vẫn chưa đủ đơn hàng cho hai quý cuối năm, phải chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, và mức giá thậm chí giảm đến 50% so với bình thường.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong bản giải trình cuối tháng 7 cho biết, lợi nhuận sau thuế quý II/2023 giảm gần 90% so với quý II/2022, và trong 6 tháng đầu năm, mức lợi nhuận sau thuế sụt giảm tới hơn 96%.
Vinatex giải thích, tiếp nối những khó khăn của thị trường từ cuối năm 2022, sang đầu năm 2023, các doanh nghiệp của tập đoàn tiếp tục phải đối mặt với việc thiếu hụt đơn hàng cả về số lượng và đơn giá do cầu thấp. Đơn hàng thiếu hụt, người lao động thiếu việc làm.
“Để đảm bảo duy trì việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp của tập đoàn buộc phải nhận những đơn hàng giá thấp, song vẫn cố gắng đảm bảo mức lương cho người lao động”, đơn vị này cho biết thêm.
Cụ thể, mức lương trả cho người lao động bình quân trên 8 triệu đồng/người/tháng, trong khi với mức giá của các đơn hàng nhận được, thì mức lương bình quân chỉ đạt dưới 6 triệu đồng/người/tháng. Điều này làm ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận hợp nhất của tập đoàn, đặc biệt là đối với dệt may là ngành có số lượng lao động rất lớn.

CTCP Đầu tư và thương mại TNG cũng đưa ra nguyên nhân tương tự, khi báo cáo tài chính cho thấy mức lợi nhuận sau thuế quý II/2023 giảm tới gần 37% so với cùng kỳ.
“Quý II/2023, doanh thu của công ty ghi nhận là đơn hàng xác nhận và sản xuất từ tháng 1/2023. Do ảnh hưởng của tình hình thế giới, một số khách hàng lớn có lượng, đơn giá giảm so với cùng kỳ năm 2022. Nhưng chi phí trả cho người lao động vẫn phải đảm bảo, chi phí sản xuất không giảm”, TNG cho biết.
Trong khi đó, CTCP Garmex Sài Gòn thậm chí còn ghi nhận kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm lỗ, trong khi nửa đầu năm ngoái có lãi.
Nguyên nhân là bởi do chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm đơn hàng từ các thị trường chính, dẫn tới thiếu đơn hàng, đơn hàng số lượng nhỏ, đơn giá thấp.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) trong thông cáo về tình hình dệt may Việt Nam 6 tháng đầu năm dự báo, tình hình sản xuất, xuất khẩu sẽ cải thiện dần, nhưng khó khăn sẽ còn kéo dài hết năm 2023, do nhiều doanh nghiệp đến nay chưa đủ đơn hàng cho quý III và quý IV.
Bên cạnh việc thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh của mình, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn, do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50% so với bình thường.
VITAS nhận định, có một số nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của các doanh nghiệp dệt may, đơn cử như tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm do tác động tiêu cực của dịch bệnh, cùng biến động chính trị.
Ngành dệt may theo đó chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng từ các thị trường chính, như Mỹ, EU. 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với đó, xuất khẩu sang các thị trường lớn giảm còn đến từ áp lực “xanh hóa” ngành, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD, EU, và Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức.
Trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành bốn lần, nhưng do lãi suất huy động cao từ cuối năm 2022, nên hiện lãi suất vay vẫn ở mức cao, VITAS cho biết thêm.
Đi tìm giải pháp
Năm 2023, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu đạt 39 - 40 tỷ USD.
Theo VITAS, để hoàn thành mục tiêu, các doanh nghiệp cần chú trọng ba vấn đề cốt lõi, trước hết là tìm giải pháp giữ chân người lao động, nhất là lực lượng nòng cốt; tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
Thứ hai, doanh nghiệp cần giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi, để có việc làm cho người lao động, và để khách hàng không chuyển đi nơi khác. Cùng với đó, doanh nghiệp cần xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài, cũng như khai thác thị trường mới, trong khi quan tâm thị trường nội địa.
Thứ ba, VITAS khuyến nghị doanh nghiệp cần giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết.
Ở phía doanh nghiệp, Garmex Sài Gòn cho biết, để khắc phục kết quả kinh doanh lỗ, công ty đã cân đối lại nhân sự phù hợp với tình hình mới.
Trong quý II/2023, công ty đã thu hẹp hoạt động, tiết giảm chi phí để giảm thiểu thiệt hại. Cùng với đó, công ty tiếp tục rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có, hoặc thanh lý tài sản không cần dùng.
Tại hội nghị thúc đẩy sản xuất kinh doanh các đơn vị trọng yếu, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex, nhấn mạnh, giải pháp trọng tâm nhằm tháo gỡ khó khăn kéo dài là tập trung xóa đơn vị năng suất thấp; sẵn sàng làm ở nhiều thị trường, đơn hàng nhỏ lẻ, giao hàng gấp, khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, phục vụ khó.
Cùng với đó, thu hẹp khu vực không có giải pháp cải thiện một cách có tính toán, hạn chế thiệt hại; tìm kiếm sản phẩm cao cấp; giảm phụ thuộc lao động, tập trung giữ chân lao động có chất lượng.
Ngành dệt may dự kiến gặp khó trong nửa đầu năm 2023
Chậm chuyển đổi xanh, ngành dệt may 'tụt hậu’
Trong khi ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, một số quốc gia đối thủ như Bangladesh, Trung Quốc… vẫn “sống khỏe” nhờ đáp ứng được tiêu chuẩn xanh.
Ngành dệt may trước áp lực chuyển đổi số
Về độ sẵn sàng và mức độ công nghệ phù hợp nhất với cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được khảo sát hiện chỉ ở mức điểm trung bình 2,59 trên thang điểm 5.
Dệt may đối mặt với ‘xu thế ngược’
Thị trường quốc tế “lạnh” dần đang đe dọa ngành dệt may. Trong bối cảnh đó, ngành dệt may cần những chính sách hỗ trợ mới và phù hợp hơn để duy trì phục hồi và tạo giá trị lan tỏa.
Nghịch lý buồn của ngành dệt may vì Covid-19
Mặc dù các đơn hàng dệt may dồi dào hơn, doanh nghiệp lại không dám nhận nhiều, chủ yếu do những biến động khó lường của dịch bệnh và nguồn lao động.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.