Tiêu điểm
Ngành nông nghiệp đối mặt nhiều thách thức khi Việt Nam tham gia EVFTA
Do hàng rào thuế dần được cắt giảm nên mức độ cạnh tranh gia tăng mạnh, những quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu cũng ngày càng chặt chẽ và cao hơn.
Ngày 25/6, Hội đồng châu Âu đã thông qua quyết định ký Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hai hiệp định này dự kiến sẽ được ký vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.
Khi được đưa vào thực thi, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ,... là rất đáng kể.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, con số này là 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định.
Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Sau khi hiệp định này có hiệu lực, nhóm hàng thịt trâu bò tươi, ướp lạnh, đông lạnh, thịt heo tươi, đông lạnh... thuế về cơ bản sẽ giảm xuống còn 0%.
Đối với mặt hàng rau quả, 530/556 dòng thuế cũng về 0% khi hiệp định có hiệu lực. Bên cạnh đó, 93% sản phẩm cà phê, hồ tiêu cũng sẽ được miễn thuế khi hiệp định EVFTA đi vào thực thi.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, EVFTA tiếp tục là một trong những FTA thế hệ mới được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam "thay da đổi thịt". Đây còn là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Bên cạnh những cơ hội rất lớn mà ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung có được, những thách thức phải đối mặt cũng không hề nhỏ, đặc biệt là áp lực cạnh tranh và hàng rào phi thuế quan của các thị trường nhập khẩu.
TS. Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp phát triển nông thôn nhìn nhận, do hàng rào thuế dần được cắt giảm nên mức độ cạnh tranh gia tăng mạnh. Các quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu ngày càng chặt chẽ và cao hơn khi giảm thuế.
Việt Nam cũng sẽ phải đảm bảo tuân thủ các quy định khác về sở hữu trí tuệ, lao động, minh bạch hóa thông tin. Việc tuân thủy các quy định các quy định của các nước nhập khẩu về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn về xã hội, lao động... sẽ là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt tự chấn chỉnh mình để phát triển khi việc quản lý và thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước hiện vẫn còn hạn chế.
Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn như sản xuất còn mang tính manh mún, thời tiết khắc nghiệt cũng như thời gian hội nhập, đổi mới của nền kinh tế còn ngắn trong khi phải đi cạnh tranh với những đất nước có tài nguyên đất mênh mông, với những nước có bề dày kinh tế, có chiều sâu và đã hoàn thiện thể chế.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Để tận dụng được các lợi thế, cơ hội và khắc phục khó khăn, ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP và EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan, yêu cầu về chất lượng, quy tắc xuất xứ hàng hóa…”.
Ông Cường cho rằng công tác đào tạo nguồn nhân lực để chủ động thích ứng với hội nhập cần được chú trọng, đặc biệt là lực lượng làm tư pháp để chủ động bảo vệ, đấu tranh bênh vực quyền lợi ngành hàng, sản phẩm nông sản một cách chính đáng.
Với vị thế là nước đứng đầu trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông sản như cà phê đứng thứ hai thế giới, gạo đứng thứ ba thế giới, thủy sản đứng thứ tư thế giới, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, không có giới hạn cho năng lực sản xuất nếu có thể tận dụng tối đa cơ hội về thị trường và có được điều kiện để tái cơ cấu, đưa công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, hữu cơ và gắn với việc hình thành phát triển các chuỗi giá trị.
TS. Trần Công Thắng cũng khuyến nghị cần đẩy mạnh chế biến rau quả, thủy sản, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp cần tăng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của gia trại, trang trại, sản xuất theo chuỗi giá trị, kiểm soát chặt chẽ sử dụng hóa chất trong sản xuất.
Ngành nông nghiệp cũng cần chú trọng quản lí chất lượng theo chuỗi, nguồn gốc xuất xứ, mã vùng sản xuất, chỉ dẫn địa lý...
EVFTA đặt ra nhiều bài toán cho doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp châu Âu ngóng thông qua EVFTA
Gần 80% doanh nghiệp châu châu tại Việt Nam được EuroCham khảo sát cho rằng Hiệp định thương mại Việt Nam - EU sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của họ.
Những cánh cửa cần được mở khóa trước thềm EVFTA
Để Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) dự kiến kí kết cuối năm nay đi vào hoạt động trơn tru và hiệu quả, cả hai bên đều đang tích cực hỗ trợ và giải quyết những giai đoạn cuối cùng.
Ngóng EVFTA, cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tham vọng xuất khẩu 6 tỷ USD
Hiệp đinh EVFTA được ký kết sẽ giúp tăng giá trị cà phê xuất khẩu lên mức 5 - 6 tỷ USD/năm trong 10 – 15 năm tới.
EVFTA và hai sự lựa chọn cho Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) sẽ mang lại cho Việt Nam một lợi thế so sánh mà ngoài Singapore không một quốc gia nào trong khu vực ASEAN có được
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.