HSBC, UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam được đánh giá lạc quan hơn, nhưng rủi ro còn cao.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 được điều chỉnh cao hơn nhờ triển vọng sản xuất và xuất khẩu lạc quan từ sự phục hồi của Hoa Kỳ.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 mới đây đã được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh tăng từ 6,2% lên 6,6%, theo báo cáo mới nhất được tổ chức này công bố ngày 11/12.
Sự phục hồi mạnh mẽ của sản xuất và thương mại hướng tới xuất khẩu được hỗ trợ bởi nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng.
“Trong bối cảnh các khó khăn bên ngoài gia tăng, đẩy mạnh đầu tư công và những chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ là các biện pháp cần thiết để kích thích hơn nữa cầu nội địa”, ADB nhấn mạnh.
Bất chấp những tác động nghiêm trọng do bão Yagi gây ra ở nhiều nơi trên cả nước, phản ứng nhanh chóng của chính phủ và các nỗ lực phục hồi đã hạn chế được những tác động đến tăng trưởng.
Theo đó, ADB cũng đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay từ mức 6% lên 6,4%.
Về lạm phát, bất chấp việc điều chỉnh tăng giá của ngành giáo dục và y tế cùng với tăng lương, dự báo lạm phát của Việt Nam ở mức 3,9% trong năm nay.
Vào năm sau, chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt, kết hợp với yếu tố giá dầu toàn cầu ở mức thấp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sẽ kiểm soát lạm phát ở mức 4%.
Với châu Á – Thái Bình Dương, tăng trưởng kinh tế được ADB đánh giá sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau. Tuy nhiên, những thay đổi chính sách của Hoa Kỳ dưới thời ông Donald Trump sắp tới có khả năng tác động tới triển vọng dài hạn của khu vực.
Những thay đổi trong chính sách thương mại, tài khóa và nhập cư của Hoa Kỳ có thể làm giảm tăng trưởng và gia tăng lạm phát ở các nước châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển.
Vì những thay đổi chính sách quan trọng này dự kiến sẽ mất thời gian và được triển khai dần dần, nên tác động đối với khu vực nhiều khả năng sẽ diễn ra từ năm 2026.
Tác động có thể được nhận thấy sớm hơn nếu các chính sách được thực hiện sớm hơn và nhanh hơn dự kiến, hoặc nếu các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ tiến hành nhập khẩu trước để tránh thuế quan tiềm tàng.
Theo kịch bản rủi ro cao, ADB dự báo những thay đổi chính sách mạnh mẽ của Hoa Kỳ có thể làm giảm nhẹ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bốn năm tới ở mức lũy kế 0,5 điểm phần trăm.
Thuế quan trên diện rộng có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư quốc tế, dẫn tới sự dịch chuyển sang sản xuất trong nước tốn kém hơn.
Đồng thời, việc siết chặt nhập cư có thể làm giảm nguồn cung lao động của Hoa Kỳ. Kết hợp với lập trường chính sách tài khóa có khả năng mở rộng hơn dưới thời chính quyền Trump sắp tới, thuế quan và giảm nhập cư có thể khơi lại áp lực lạm phát tại Hoa Kỳ.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam được đánh giá lạc quan hơn, nhưng rủi ro còn cao.
Chính phủ đưa ra 12 giải pháp trọng tâm như khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ xuất khẩu yếu hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới có nguy cơ kéo dài.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 được điều chỉnh cao hơn nhờ triển vọng sản xuất và xuất khẩu lạc quan từ sự phục hồi của Hoa Kỳ.
GS. Fei-Fei Li cho rằng Việt Nam cần đầu tư vào hệ sinh thái AI, cần tích hợp AI vào khu vực công, trong giáo dục, đặc biệt là từ cấp tiểu học đến trung học.
Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa tung ra gói vay mua căn hộ chung cư với lãi suất chỉ từ 6,2%/năm nhằm hỗ trợ khách hàng dễ dàng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
Tuần làm việc bốn ngày giúp người lao động cân bằng công việc – cuộc sống, giúp tăng năng suất lao động nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi các chính sách.
Menas Vietnam vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với SVD-Group, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đưa các sản phẩm cao cấp từ Nga đến tay người tiêu dùng Việt.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 53 hỗ trợ cơ cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn do bão Yagi.
Dược phẩm Thái Minh ra mắt bộ nhận diện thương hiệu và bao bì mới, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.