Doanh nghiệp
Ngành thép phân hóa
Sự vượt trội của Hòa Phát góp phần làm lệch đi bức tranh chung của toàn ngành thép. Nếu loại trừ doanh nghiệp này, tổng tài sản toàn ngành chỉ tăng trưởng trung bình 3,6%/năm trong giai đoạn 2019 – 2023, cho thấy ảnh hưởng nặng nề của nhiều sự kiện như dịch bệnh, khủng hoảng thị trường vốn, bất động sản, bất ổn dịa chính trị…
Bức tranh kinh doanh của ngành thép trong quý I/2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt khi các doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Nam Kim và Hoa Sen phục hồi đáng kể so với các doanh nghiệp còn lại.
Theo thống kê của VPBankS Research, nếu loại trừ 3 công ty trên, doanh thu các công ty thép còn lại trên thị trường chứng khoán giảm 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về số lượng, khoảng 63% số doanh nghiệp (bao gồm cả sản xuất và thương mại) bị sụt giảm nguồn thu.
Điều này cho thấy toàn ngành vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước vẫn khó tìm đầu ra trong bối cảnh ngành xây dựng dân dụng chưa phục hồi.
Hòa Phát, doanh nghiệp lớn nhất ngành thép ghi nhận doanh thu tăng trưởng 16%, đạt 30.852 tỷ trong quý đầu năm và lãi ròng gấp hơn 7 lần cùng kỳ đạt 2.871 tỷ đồng. Tương tự, doanh thu Hoa Sen và Nam Kim cũng tăng trưởng lần lượt 32% và 21% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, doanh số của Thương mại SMC sụt giảm 43% trong kỳ còn hơn 2.200 tỷ đồng. Doanh thu VNSteel giảm 10% còn hơn 7.500 tỷ. Thép Pomina có 2 nhà máy ngừng hoạt động khiến doanh nghiệp lỗ ròng 225 tỷ đồng.
Sự vượt trội của Hòa Phát góp phần làm lệch đi bức tranh chung của toàn ngành thép. Nếu loại trừ doanh nghiệp này, tổng tài sản toàn ngành chỉ tăng trưởng trung bình 3,6%/năm trong giai đoạn 2019 – 2023, cho thấy ảnh hưởng nặng nề của nhiều sự kiện như dịch bệnh, khủng hoảng thị trường vốn, bất động sản…
Sự phân hóa chủ yếu đến từ cạnh tranh đầu ra khi thị trường nội địa ảm đạm, các doanh nghiệp tăng trưởng chủ yếu nhờ đa dạng hóa thị trường, quy mô công nghệ hay khả năng đàm phán trong thị trường dư cung.
Chẳng hạn, các dự án đầu tư công được đẩy mạnh với trọng tâm là cao tốc có hàm lượng thép thấp, các công trình cầu đường và sân ga bến đỗ thường là phân loại thép chất lượng cao nên đòi hỏi công nghệ cao, điều mà các doanh nghiệp thép vừa và nhỏ vẫn còn hạn chế.
Mặt khác, nợ chung của các doanh nghiệp ngành thép đang tăng nhanh trong quý I/2024, về gần lại mức vay nợ trong thời điểm đáy chu kỳ ngành thép cuối năm 2022. Theo VPBankS, điều này cho thấy các khó khăn vẫn hiện hữu buộc các doanh nghiệp phải gia tăng đòn bẩy để gồng đỡ, chờ đợi chu kỳ mới.
Bộ phận phân tích VPBankS đánh giá, chỉ có ba cái tên là Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim với lợi thế quy mô, nguồn lực dồi dào là đang tận dụng được giai đoạn đầu của chu kỳ hồi phục. Phần còn lại vẫn phải duy trì tỷ lệ nợ lớn, hiệu quả kinh doanh chưa khả quan.
Mặc dù vậy, đây mới là giai đoạn đầu của chu kỳ phục hồi, những doanh nghiệp lớn, sức khỏe lành mạnh phục hồi trước là diễn biến bình thường, xuất hiện ở hầu hết các ngành chứ không riêng gì thép.
VPBankS tin rằng, quãng thời gian khó khăn của ngành thép đã trôi qua và thị trường đào thải những doanh nghiệp yếu kém. Các đơn vị có thể tái cấu trúc, tiết giảm chi phí đang từng bước hồi phục chờ đợi chu kỳ mới.
Các chỉ số biên lợi nhuận của hầu hết doanh nghiệp thép đã tạo đáy từ năm 2022 và đang trên đà hồi phục. Lợi nhuận trước thuế của đa số doanh nghiệp nhìn chung đã thoát khỏi ngưỡng âm.
Mặc dù vậy, thị trường vẫn còn nhiều biến số về giá thép, than cốc, quặng sắt ... nên những doanh nghiệp nào có khả năng chủ động và quản lý hàng tồn kho tốt sẽ ghi nhận sự cải thiện biên lợi nhuận rõ rệt hơn nữa trong năm 2024.
Trong thời gian tới, động lực chính trong năm 2024 của các doanh nghiệp thép tiếp tục là hoạt động đầu tư công. Các dự án lớn đã hoàn tất khâu đấu thầu cho giai đoạn đầu tiên và đã bước vào thi công, việc huy động lượng lớn vật liệu xây dựng sẽ là một điểm nhấn quan trọng cho ngành.
Bất động sản dân dụng cũng là yếu tố đầu ra quan trọng. Tuy nhiên, giá trị các dự án hoàn thành và các giao dịch nhìn chung vẫn ở mức thấp, các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện nốt các dự án đã xong pháp lý, hoàn thiện đầy đủ thủ tục để bàn giao.
Ngành thép nội địa còn phải đối mặt với sản lượng ồ ạt và giá thép phá đáy từ Trung Quốc. Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã bắt đầu tăng từ giữa năm 2023, tạo ra áp lực lớn khiến nhiều doanh nghiệp phải đệ đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá.
7 tỷ USD đầu tư vào thép và 'cú quay xe' của chủ tịch Hòa Phát
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.