Ngành thủy sản khó phục hồi trong nửa cuối năm

Nhật Hạ Thứ sáu, 23/06/2023 - 17:48

Nhiều doanh nghiệp thủy sản nhận định thị trường tiêu thụ khó phục hồi, nếu có thì sẽ chậm; đến nay chưa có tín hiệu khả quan từ các thị trường xuất khẩu lớn.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm thấp hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,4 tỷ USD.

Trong đó, cá tra giảm sâu nhất (40%), tôm giảm 34%, cá ngừ giảm 31%, mực bạch tuộc giảm 12%. Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá biển ghi nhận tăng trưởng dương: cá cơm tăng 53%, cá nục tăng 14%, cá chỉ vàng tăng 20%...

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, EU giảm lần lượt 48% và 33%, sang Trung Quốc giảm 25%, sang Hàn Quốc giảm 21%, sang Nhật Bản giảm 8%.

Tuy nhiên, nếu nhìn riêng tháng 5, thị trường xuất hiện tín hiệu đang tốt dần lên khi giá trị xuất khẩu đạt trên 808 triệu USD, cao nhất từ đầu năm.

Theo đó, các mặt hàng chủ lực đang giảm dần mức độ sụt giảm so với cùng kỳ, xuất sang các thị trường chủ lực gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đạt doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay.

Một số loại cá biển ghi nhận tăng trưởng dương như cá cơm (53%), cá nục (14%), cá chỉ vàng (20%), phần nào làm bệ đỡ cho những mặt hàng chủ lực bị giảm mạnh 10-40% trong 5 tháng qua.

Tuy nhiên, những biến động về cung - cầu xuất phát từ căn nguyên là chiến tranh và lạm phát, đến nay chưa có tín hiệu khả quan, nên việc dự báo về thị trường cũng thiếu cơ sở và độ chắc chắn, theo VASEP.

Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp thủy sản, từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản khó có thể phục hồi, hoặc nếu có thì sẽ phục hồi chậm.

Ở một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, ngoài việc trông đợi tình hình kinh tế và lạm phát có chiều hướng tích cực hơn, thì vấn đề lớn là phải giải quyết được lượng tồn kho.

Năm 2022, những thị trường này đã nhập khẩu ồ ạt, chưa kịp tiêu thụ đã gặp ngay cú sốc lạm phát, nên hàng tồn nhiều, giá bán hạ. Bên cạnh đó, cơn lốc hàng giá rẻ của các nước khác như Ecuador và Ấn Độ gần như lấn át sản phẩm của Việt Nam tại những quốc gia này, nhất là mặt hàng tôm – sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Do vậy, tín hiệu thị trường không mấy khả quan trong ngắn hạn, VASEP nhận định.

Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng bị sụt giảm nhu cầu vì lạm phát, nhưng không giảm sâu như hai thị trường trên. Nhiều doanh nghiệp vẫn nhìn thấy ở 2 thị trường này điểm sáng lạc quan, đó là vị trí thủ lĩnh của hàng giá trị gia tăng Việt Nam không bị cạnh tranh bởi các nước khác. Vì thế, chỉ cần lạm phát dần ổn định, xuất khẩu sang 2 thị trường này sẽ hồi phục nhanh hơn, bù đắp cho những thị trường còn lại.

Với thị trường Trung Quốc, sau gần nửa năm, sự hồi phục của thị trường này vẫn ì ạch, thậm chí xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang đây bị sụt giảm gần 30%. Tuy nhiên, nửa cuối năm, có thể diễn biến của thị trường này sẽ khả quan hơn so với đầu năm, khi người dân Trung Quốc thích nghi hơn với bối cảnh mới, lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn và tiêu dùng cơ bản sẽ hồi phục dần dần.

Theo VASEP, hiện các doanh nghiệp trong ngành đang xác định thời gian này là lúc để rà soát chi phí sản xuất, giữ ổn định số lượng lao động, không mở rộng đầu tư. Doanh nghiệp cũng đang dành thời gian nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với bối cảnh hậu Covid-19 và lạm phát cao.

Nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là, chi phí đầu vào cao, giá bán thấp, nông dân và doanh nghiệp nuôi bỏ ao, sẽ dẫn đến hệ lụy là khi thị trường hồi phục thì không còn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, và lại một lần nữa thủy sản Việt lại mất vị thế trước các nước khác. Hơn bao giờ hết, toàn ngành thủy sản cần các cấp, ngành và các thành phần trong chuỗi cung ứng cùng chung tay tìm giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn của năm 2023 - 2024 này.

Do đó, vừa qua VASEP đã gửi kiến nghị lên các cơ quan chức năng đề xuất một số biện pháp hỗ trợ cho ngành. 

Đề xuất gói kích cầu 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản

Đề xuất gói kích cầu 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản

Tiêu điểm -  1 năm
VASEP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đề xuất gói kích cầu 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản

Đề xuất gói kích cầu 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản

Tiêu điểm -  1 năm
VASEP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đề xuất gói kích cầu 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản

Đề xuất gói kích cầu 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản

Tiêu điểm -  1 năm

VASEP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Gói tín dụng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản có thể vượt 10.000 tỷ đồng

Gói tín dụng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản có thể vượt 10.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  1 năm

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản định hướng chỉ đạo NHNN nghiên cứu để đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho lâm sản – thủy sản nhằm hỗ trợ các ngành sản xuất này.

Bức tranh u ám xuất khẩu thủy sản đầu năm 2023

Bức tranh u ám xuất khẩu thủy sản đầu năm 2023

Tiêu điểm -  1 năm

Trong năm 2022, thủy sản là ngành hàng “sáng giá” nhất với tăng trưởng 23,6% so với năm 2021 khi xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang đối diện với một năm 2023 đầy thách thức trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới cùng tình hình vĩ mô trong nước vẫn còn nhiều khó khăn.

Thủ tướng phê bình 4 tỉnh có tình trạng khai thác thủy sản trái phép

Thủ tướng phê bình 4 tỉnh có tình trạng khai thác thủy sản trái phép

Tiêu điểm -  1 năm

Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang bị phê bình vì tiếp tục để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2023 đến nay.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  1 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  1 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  2 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Tiêu điểm -  5 giờ

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  5 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.