Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’

Kiều Mai Thứ bảy, 25/03/2023 - 16:02

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, tại Việt Nam, các doanh nghiệp càng lớn thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.

Ông Tuấn cho biết, theo quy luật kinh tế, doanh nghiệp nào càng lớn, càng làm ăn nghiêm túc, tuân thủ tốt, thì nhân lực càng chuyên nghiệp, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính càng giảm, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Điều này giúp doanh nghiệp có động lực phát triển và lớn lên.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều này lại ngược lại, ông Tuấn nhấn mạnh tại Diễn đàn “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững” do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây.

Nghịch lý kiểm soát khiến doanh nghiệp Việt ‘không muốn lớn’
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI.

Khảo sát doanh nghiệp vài năm trở lại đây cho thấy doanh nghiệp kinh doanh càng nhiều, càng “ăn nên làm ra”, thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng lớn, càng có nhiều đợt thanh tra, kiểm tra.

“Câu nói nằm lòng của khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam là “khôn thì dựng trại, dại thì dựng nhà”, nghĩa là chấp nhận làm ăn nhì nhằng, bởi nếu lớn hơn một chút thì rủi ro cao”, ông Tuấn nói thêm.

Thực tế này cho thấy việc chuyển đổi tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm chưa thực sự mạnh mẽ, và việc áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp mới chỉ được thực hiện trong lĩnh vực thuế và hải quan, chưa được mở rộng ra các lĩnh vực khác.

Đây là một trong những rào cản từ thể chế khiến khu vực tư nhân trong nước chưa thực sự vững mạnh.

Rủi ro tiếp theo với doanh nghiệp là việc cải cách thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh một số ngành đang có dấu hiệu chững lại. Theo Trưởng Ban Pháp chế VCCI, môi trường của Việt Nam chưa có sự đột phá mạnh về cơ chế quản lý kinh doanh có điều kiện, vẫn nặng cơ chế tiền kiểm, ít liên thông thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, tính ổn định và dự đoán được của pháp luật và việc thực thi pháp luật còn thấp. Công tác tham vấn và truyền thông chính sách còn nhiều bất cập, nội dung văn bản pháp luật còn chưa bảo đảm tính minh bạch, còn chung chung, định tính, phụ thuộc vào diễn giải tuỳ nghi của cơ quan thực hiện.

Ông Tuấn lưu ý: “Rủi ro thị trường thì có thể không tránh được, nhưng làm sao đừng để doanh nghiệp phải chịu rủi ro chính sách. Tôi cho rằng đằng sau số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường, bên cạnh những doanh nghiệp vì cơ hội kinh doanh không còn, con số doanh nghiệp rời bỏ do pháp luật thay đổi, cơ chế không còn phù hợp là một con số rất quan trọng mà đến nay vẫn chưa thể đo đếm”.

Ngoài các rủi ro trên, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại dù có nhiều cải thiện nhưng chưa đạt được như kỳ vọng của doanh nghiệp, công tác thi hành án dân sự chưa hiệu quả.

Cùng với đó, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước diễn ra còn chậm, làm giảm cơ hội đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân. Ưu thế về năng lực quản trị tốt của khối tư nhân chưa được tận dụng triệt để trong các lĩnh vực mà Nhà nước không cần giữ vai trò chi phối.

Ông Tuấn cho biết thêm tình trạng bảo hộ ngược đang diễn ra trên một số lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhà nước đặt ra nhiều quy định pháp luật, nhưng lại chỉ áp dụng được các quy định đó với doanh nghiệp trong nước, mà không áp dụng đối với các doanh nghiệp ở nước ngoài, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, khiến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong nước cao hơn, cơ hội thị trường giảm xuống so với doanh nghiệp tương tự ở nước ngoài.

Giải pháp thông đường cho doanh nghiệp tư nhân

Đại diện VCCI kiến nghị trước hết, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ ở mọi ngành, mọi cấp; tiếp tục tiến hành chương trình cắt giảm các quy định đang cản trở hoạt động kinh doanh một cách thực chất; ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính.

Cùng với đó, chuyển mạnh quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm ở hầu hết các lĩnh vực; thúc đẩy áp dụng quản lý theo hình thức rủi ro.

Thứ hai, cần xác định hỗ trợ môi trường kinh doanh là một nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách tư pháp, trong đó tập trung vào việc rút ngắn thời gian, thủ tục và chi phí giải quyết vụ án kinh doanh thương mại; hạn chế tối đa việc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; giảm thời gian và tăng tỷ lệ thi hành án thành công; giảm triệt để việc huỷ phán quyết trọng tài thương mại.

Thứ ba, nghiên cứu tăng tính ổn định và dự đoán được của pháp luật và thực thi pháp luật thông qua việc bảo đảm công tác tham vấn đối tượng thụ hưởng chính sách trong giai đoạn xây dựng pháp luật, thực hiện các biện pháp pháp điển hoá, tập hợp hoá, hợp nhất văn bản pháp luật, triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, nghiên cứu cơ chế diễn giải pháp luật một cách thống nhất, đồng bộ…

Thứ tư, tôn trọng quy luật thị trường, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả và sản lượng hàng hoá. Sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường trong chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và điều tiết mức độ cạnh tranh trong các ngành kinh tế cần bảo hộ.

Thứ năm, xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và các chính sách quản lý, điều hành kinh tế trong nước cần lưu ý tránh tình trạng bảo hộ ngược, có các nghiên cứu về cơ chế quyền tài phán ngoài lãnh thổ nhằm yêu cầu các doanh nghiệp ở nước ngoài cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam khi có doanh thu từ Việt Nam.

Cuối cùng, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kỷ luật tài chính công, cải cách mạnh mẽ thị trường vốn theo hướng minh bạch, chống các hành vi thao túng, lừa đảo, giao dịch nội gián; đi đôi với việc bảo đảm truyền thông giúp các bên hiểu rõ hành vi nào là được phép, hành vi nào bị cấm khi tham gia thị trường tài chính. 

Chỉ bỏ một thủ tục hành chính ‘cứu’ doanh nghiệp hàng trăm triệu USD

Chỉ bỏ một thủ tục hành chính ‘cứu’ doanh nghiệp hàng trăm triệu USD

Tiêu điểm -  1 năm
Đại diện doanh nghiệp cho biết và nhấn mạnh việc số hóa nền hành chính công có giá trị lớn hơn nhiều gói hỗ trợ khác dành cho doanh nghiệp, mà không tốn đồng ngân sách nào.
Chỉ bỏ một thủ tục hành chính ‘cứu’ doanh nghiệp hàng trăm triệu USD

Chỉ bỏ một thủ tục hành chính ‘cứu’ doanh nghiệp hàng trăm triệu USD

Tiêu điểm -  1 năm
Đại diện doanh nghiệp cho biết và nhấn mạnh việc số hóa nền hành chính công có giá trị lớn hơn nhiều gói hỗ trợ khác dành cho doanh nghiệp, mà không tốn đồng ngân sách nào.
‘Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, sự tắc trách và quan liêu’

‘Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, sự tắc trách và quan liêu’

Tiêu điểm -  1 năm

Cải cách hành chính là công việc nặng nề, khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, nhưng khó mấy cũng phải làm để tháo gỡ khó khăn, vượt qua các thách thức, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính, tắc trách và quan liêu của người thi hành công vụ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính cần sự chung tay của doanh nghiệp

Cắt giảm thủ tục hành chính cần sự chung tay của doanh nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm

Để đạt được mục tiêu cắt giảm 20% thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp cần chủ động nêu khó khăn, vướng mắc, chỉ rõ những quy định lỗi thời đang cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa

Tiêu điểm -  2 năm

Các thủ tục hành chính cần được rà soát kỹ lượng và tiếp tục cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa; phân cấp nhiều hơn và xây dựng chế tài, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc hành chính.

Chuyển đổi số là vô nghĩa nếu không cải cách thủ tục hành chính

Chuyển đổi số là vô nghĩa nếu không cải cách thủ tục hành chính

Tiêu điểm -  2 năm

Theo TS. Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý Nhà nước sẽ không đem lại hiệu quả gì nếu thủ tục hành chính vẫn rườm rà, rắc rối và nhiều giấy phép con.

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  51 phút

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  52 phút

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  5 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  5 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.