Chưa nói đến các yếu tố về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, thị trường trong nước hay đối thủ cạnh tranh, thủ tục hành chính mới là ‘vật cản đầu tiên’ mà doanh nghiệp nước ngoài vấp phải khi lần đầu tham gia đầu tư vào một quốc gia.
Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam hiện đang đứng trước cơ hội ‘vàng’ trong thu hút đầu tư nước ngoài nhờ khả năng khống chế dịch Covid-19 hiệu quả.
Tuy nhiên làm thế nào để nắm bắt được điều này lại là câu hỏi lớn và không dễ trả lời. Vẫn còn nhiều vấn đề mà Việt Nam cần chuẩn bị để có thể sẵn sàng đón nhận luồng dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI thế hệ mới một cách hiệu quả.
Chưa nói đến các yếu tố về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, thị trường trong nước hay đối thủ cạnh tranh, thủ tục hành chính mới là ‘vật cản đầu tiên’ mà doanh nghiệp nước ngoài vấp phải khi lần đầu tham gia đầu tư vào một quốc gia.
Tại đối thoại lần đầu được tổ chức giữa Hội đồng tư vấn cải cách hành chính của Thủ tướng với các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày 17/7, Chủ tịch Korcham Trung Nam Bộ Kim Heung Soo cho biết nhiều nhà đầu tư mới vào thị trường Việt Nam gặp khó khăn do thiếu thông tin hoặc do luật và quy định pháp luật bị thay đổi.
Để giải quyết vấn đề này, theo ông Kim Heung Soo, cơ quan có thẩm quyền cần chỉ định người phụ trách để có thể cung cấp thông tin rõ ràng cho doanh nghiệp khi được yêu cầu tư vấn.
Chính phủ Việt Nam nên hệ thống hóa điều này để có thể đưa ra câu trả lời kịp thời cho các câu hỏi của doanh nghiệp. Vì 1 phút và 1 giây trong lĩnh vực kinh doanh cũng rất quan trọng, nên chính phủ cần phải liên tục đào tạo cho các cán bộ liên quan.
Ngoài ra, theo phản ánh của đại diện Korcham Trung Nam Bộ, có nhiều trường hợp, các cán bộ phụ trách của các bộ, ban, ngành luôn đặt lập trường của bản thân lên hàng đầu và hoàn toàn không suy xét đến lập trường của các nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, nếu có thể xây dựng một hệ thống hành chính thân thiện với doanh nghiệp thì Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, ông Kim Heung Soo nhận định.
Cũng tại cuộc đối thoại vừa qua, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan đã nhấn mạnh mong muốn Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam thông qua việc tinh giảm các thủ tục và tránh mất thời gian phê duyệt đầu tư.
Với các dự án lớn có chủ đầu tư Hàn Quốc tham gia, đại sứ hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm, hỗ trợ và hạn chế các lỗi do địa phương làm chậm thủ tục.
Cho đến nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, tổng số vốn lũy kế gần 70 tỷ USD với hơn 8.000 dự án đang tạo việc làm cho trên 700.000 lao động ở nhiều địa phương, đóng góp 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam, nếu số vốn đầu tư tăng hoặc giảm nhiều hơn một tỉ lệ nhất định thì sẽ phải điều chỉnh và thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tuy nhiên, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, thủ tục thực hiện điều khoản trên thì lại rất phức tạp, tốn nhiều thời gian nên các doanh nghiệp thường hay lo lắng về hiệu quả đầu tư, nhất là với ngành IT - vốn rất quan trọng về thời điểm đầu tư.
"Một công ty con của Samsung bị mất nhiều tháng để thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào năm ngoái và cũng suýt bị lỡ mất việc sản xuất sản phẩm mới", đại diện Samsung chia sẻ.
Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ Việt Nam, ông Choi Joo Ho cho biết Samsung đã giải quyết được mà không gặp vấn đề gì lớn, nhưng các công ty khác thì vẫn có thể gặp các khó khăn tương tự như vậy.
Đại diện Samsung cho biết nếu đầu tư thực tế giảm so với số vốn đầu tư đã cam kết từ 10% trở lên thì doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Do đó, ông khuyến nghị Chính phủ Việt Nam xem xét đến các phương án cải thiện để doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian cho các thủ tục điều chỉnh phức tạp và có thể đầu tư thêm dễ dàng và nhanh chóng hơn trong trường hợp doanh nghiệp tăng số vốn đầu tư.
Thực tế, vai trò của cải cách thủ tục hành chính luôn được các doanh nghiệp nước ngoài nhấn mạnh trong các cuộc đối thoại với cơ quan nhà nước.
Trước đó, Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier cũng nhận định rằng, trong khi các nền kinh tế khác trên thế giới còn đang phải vật lộn với tác động của dịch Covid-19, Việt Nam hiện đang có cơ hội vàng để tận dụng EVFTA và thu hút FDI từ các công ty châu Âu – những doanh nghiệp đang tìm kiếm thị trường mở, cạnh tranh và thân thiện với doanh nghiệp.
Thêm nữa, theo phán ánh của đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa kỳ (AmCham) vào hồi tháng 5/2020, liên quan đến thủ tục xin cấp phép đầu tư và kinh doanh, nhiều nhà đầu tư từ các nước khác như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Singapore... vẫn còn đang bị phong tỏa, việc lấy tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự và chữ ký tươi ở các nước này đang là một thách thức và điều này trì hoãn việc nộp hồ sơ cho các thủ tục tại Việt Nam trung bình khoảng 2 tháng.
Mặc dù đây không phải là vấn đề của Việt Nam, song điều này đã trở thành một khó khăn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thực tế các cơ quan hành chính của Việt Nam chưa có sự linh động để miễn trừ hay đơn giản hóa các yêu cầu về hành chính này.
Do đó, AmCham đã đề xuất Chính phủ tiếp tục xây dựng hệ thống ứng dụng trực tuyến mạnh mẽ. Các cơ quan chức năng áp dụng các tiếp cận chủ động để rà soát và đơn giản hóa quy trình chấp thuận cho các dự án đầu tư nước ngoài để thực sự thu hút làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tiếp theo cho Việt Nam.
Phản hồi về tiến trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Chính phủ sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025, kiểm soát chặt chẽ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng cường thừa nhận lẫn nhau.
Đồng thời, tích cực triển khai thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không gắn với địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh việc cải cách thể chế, quy định, thủ tục hành chính, việc tổ chức thực thi quy định cũng sẽ được chỉ đạo quyết liệt và đôn đốc, kiểm tra, chấn chỉnh thường xuyên, liên tục để đảm bảo những kết quả cải cách sớm đi vào cuộc sống.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cần được tiếp cận nhanh nguồn vốn ngân hàng để tận dựng những cơ hội lớn từ làn sóng FDI dịch chuyển từ Trung Quốc và các hiệp định thương mại được ký kết.
Nguyên nhân là bởi thời gian gần đây, nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới đang tích cực mở rộng hoạt động đầu tư vào Việt Nam, tiêu biểu là Apple hay Panasonic.
Để đón nhận hiệu quả dòng vốn FDI thế hệ mới đang được kỳ vọng sẽ vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng chủ động, bên cạnh đó là sự sát sao và đồng bộ hơn nữa trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài từ các cấp chính quyền.
Từ bài học đau đớn của chính doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse nhận định, việc đón nhận làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư FDI không hề đơn giản, nếu không thực hiện nghiêm túc sẽ phải trả giá đắt.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.