Tài chính
Nhà máy nước Sông Đuống vay Vietinbank gần 2.500 tỷ đồng
Đến cuối năm 2018, Nhà máy nước mặt Sông Đuống đã huy động vốn vay gần 2.500 tỷ đồng và thế chấp toàn bộ quyền tài sản dự án tại Vietinbank để đảm bảo khả năng trả nợ.
Sau sự cố nước nhiễm dầu, vấn đề nước sạch tại Hà Nội lại tiếp tục bùng lên trước thực trạng giá nước nơi cao – nơi thấp. Dư luận đang rất quan tâm đến việc Nhà máy nước mặt Sông Đuống (Sông Đuống) được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận giá mua nước tạm tính lên tới 10.246 đồng/m3, gấp đôi so với các nhà cung cấp khác.
Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết việc tính giá được căn cứ theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch của Chính phủ, có quy định liên quan đến thỏa thuận dịch vụ cấp nước được ký kết giữa UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền với đơn vị thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau giữa các nhà máy dẫn đến suất đầu tư khác nhau. Với trường hợp Nhà máy nước mặt Sông Đuống, giai đoạn 1 nhà máy có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, trong đó vay tới 80%, tương ứng gần 4.000 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, khoảng 2.003 đồng mỗi mét khối.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá bán của hầu hết mọi loại hàng hóa, dịch vụ luôn bao gồm chi phí lãi suất. Với ngành cung cấp nước sạch, tương tự như ngành điện, giao thông công cộng,… có đặc thù là chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, bởi vậy chi phí lãi suất cao cũng là điều dễ hiểu.
Đặc thù ngành cung cấp nước sạch còn nằm ở tính độc quyền cao. Vì vậy, ngành này đòi hỏi Nhà nước phải tiến hành các hoạt động can thiệp, nhằm kiểm soát như quy định giá bán, lên kế hoạch phát triển hệ thống phân phối trong dài hạn hay lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp.
Tất cả các hoạt động này đều đòi hỏi công khai, minh bạch. Trên thực tế tại các quốc gia, đầu tư vào các ngành công cộng như điện, nước, giao thông,… thường thu hút vốn xã hội hóa vì mang lại lợi nhuận thấp nhưng ổn định cho nhà đầu tư, thay vì biên lợi nhuận cao.
.jpg)
Trở lại với dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống, dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 bao gồm 2 hợp phần chính: Công trình thu - trạm bơm nước thô, nhà máy nước (diện tích gần 61,5 ha, tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm) và Tuyến ống truyền dẫn nước sạch dài 76 km (phân bổ tại huyện Gia Lâm, quận Long Biên, huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh, quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên).
Theo báo cáo tài chính năm 2018 của CTCP Nhà máy nước mặt Sông Đuống, đến cuối năm 2018, công ty có vốn chủ sở hữu gần 1.000 tỷ đồng. Các cổ đông của công ty hiện nay bao gồm CTCP nước Aqua One (41%), công ty Thái Lan WHAUP (34%) và Saigon Capital - này là VPS Capital (10%), Hawaco (10%) và Newtatco (5%).
Trong quá trình triển khai dự án, Công ty Sông Đuống chủ yếu huy động vốn vay từ ngân hàng. Thời điểm cuối năm 2018, khi dự án còn chưa hoàn thành, dư nợ vay dài hạn của Công ty là 2.483 tỷ đồng.
Được biết, đơn vị tài trợ vốn cho khoản vay tại dự án là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Đổi lại, toàn bộ tài sản phát sinh từ dự án này đều được mang đi thế chấp tại Vietinbank.
Cuối năm 2017, Công ty Sông Đuống đã thế chấp toàn bộ quyền tài sản dự án tại Vietinbank, bao gồm Toàn bộ động sản, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ và phương tiện vận tải hình thành trong tương lai, phương tiện truyền dẫn và các quyền tài sản phát sinh hình thành trong tương lai phục vụ cho Dự án Nhà máy nước mặt Sông Đuống.
Vietinbank không chỉ là đơn vị cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho dự án. Công ty con của Vietinbank là Vietinbank Capital còn là đơn vị nắm giữ phần lớn cổ phần của Công ty Sông Đuống từ năm 2016 đến 2018. Tuy nhiên đây được xem là một khoản ủy thác đầu tư, Vietinbank Capital chỉ đứng tên, mọi quyền và lợi ích thuộc về bên ủy thác theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất của Công ty Sông Đuống cũng cho thấy sự thay đổi đáng kể trong ban lãnh đạo của công ty sau khi doanh nghiệp Thái Lan WHAUP đã mua lại 34% cổ phần. Theo đó phía Thái Lan có 3 đại diện trong Hội đồng quản trị và 1 đại diện trong Ban kiểm soát của nước Sông Đuống.
WHAUP đã mua lại 34% cổ phần của Nước Sông Đuống với tổng giá trị là 2.073 tỷ đồng, tương ứng mức định giá Công ty Nước mặt Sông Đuống 6.100 tỷ đồng.
Chỉ sau 3 năm thành lập và ngay trước khi giai đoạn 1 của Nhà máy đi vào hoạt động, định giá cho Nhà máy nước mặt sông Đuống đã tăng 6 lần. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư Thái Lan đánh giá dự án này có tỷ suất sinh lời rất lớn.
Bên cạnh đó, trong tháng 10 và 11, giữa cơn bão lùm xùm về giá nước, bà Đỗ Thị Kim Liên - còn được biết đến là Shark Liên đã liên tiếp rút khỏi vị trí Tổng Giám đốc của CTCP Nước Aqua One và CTCP Nước mặt Sông Đuống.
Đại gia Thái chi 2.073 tỷ mua cổ phần nhà máy nước sạch sông Đuống
Đề xuất tỷ lệ sở hữu cổ đông ngoại dưới 6%, Eximbank tính chuyện đường dài
HĐQT Eximbank trình xin ý kiến cổ đông xem xét, thông qua đề xuất quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại Eximbank không vượt quá 06% vốn điều lệ của nhà băng từng thời kỳ.
Lãi lớn, cổ đông Sacombank vẫn 'đói' cổ tức
Mặc dù ghi nhận lợi nhuận đáng kể trong năm 2024, Sacombank vẫn không có kế hoạch chia cổ tức năm thứ 9 liên tiếp.
Thương chiến leo thang, phép thử cho nhà đầu tư dài hạn
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn, với điều kiện phải có chiến lược rõ ràng và kiểm soát rủi ro.
TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách
Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa với nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.
Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100.000 tỷ đồng
Sẽ có ít nhất 15 ngân hàng hàng đầu thực hiện theo dõi, thống kê kết quả triển khai chương trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo NHNN.
Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Được bật đèn xanh, Tập đoàn Hoà Phát tung kế hoạch doanh thu kỷ lục
Tỷ phú Trần Đình Long khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ, coi đây là “tiền đề rất tốt” cho tương lai phát triển của Hòa Phát. Không dừng ở lời nói, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Nghệ thuật đàm phán cho lãnh đạo doanh nghiệp
Đàm phán là năng lực chiến lược của nhà quản trị hiện đại. Cuốn sách "Thuật Đàm Phán" của Brian Tracy giúp tháo gỡ nút thắt trong mọi cuộc thương lượng.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Rộng cửa cho năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Tick xanh trách nhiệm: Lợi thì có, doanh nghiệp vẫn ngó lơ
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Techcombank triển khai dịch vụ đặt mua ngoại tệ trực tuyến
Techcombank hợp tác với 247BPO giúp khách hàng tiếp cận nguồn ngoại tệ với tỷ giá cạnh tranh, giao dịch minh bạch, rõ ràng, hạn mức hiển thị chi tiết trên ứng dụng Techcombank Mobile.