Hình hài mới cho các nhà máy nhiệt điện than
Các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam có thể chuyển đổi sang đồng đốt sinh khối, điện khí LNG hoặc tích hợp các nguồn tài nguyên tái tạo nhờ các công nghệ tiên tiến.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II chính thức được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, theo quyết định được trao chiều ngày 5/9.
Dữ liệu được cập nhật trên Cổng thông tin tỉnh Quảng Bình cho thấy việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II. Theo đó, tên dự án được đổi từ "Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II", thành "Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II".
Việc đổi tên phản ánh một sự chuyển hướng quan trọng của dự án: chuyển từ nhiên liệu than sang khí LNG.
Theo đề nghị của tỉnh Quảng Bình và EVN, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II sang sử dụng nhiên liệu khí LNG, với công suất 1.500 MW trong Quy hoạch Điện VIII đã được phê duyệt.
Quy mô dự án được điều chỉnh từ công suất 1.200 MW thành công suất 1.500 MW. Hiện công suất chính xác của nhà máy chưa được xác định cụ thể do các bên đang tính toán mức độ phù hợp về gam công suất của tổ máy giai đoạn triển khai dự án.
Tổng mức đầu tư được phê duyệt mới là hơn 52.490 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 20%, vốn vay chiếm 80% tổng mức đầu tư. Điều chỉnh công nghệ áp dụng từ công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống sang công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.
Trong quyết định đầu tư trước đó, Nhiệt điện Quảng Trạch II có tổng mức đầu tư 48.156 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, công suất 1.200 MW, sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, nhiên liệu than.
Dự án hướng tới mục tiêu cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn cung cấp điện cho hệ thống, đáp ứng yêu cầu theo Quy hoạch điện VIII, nhằm giảm thiểu phát thải các chất độc hại, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Ông Phan Phong Phú, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết, Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II là dự án trọng điểm, có tầm quan trọng chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nói chung và Khu kinh tế Hòn La.
Việc triển khai dự án nhằm thực hiện mục tiêu Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch chung tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh, tăng thu cho ngân sách mỗi năm khoảng 1.500 tỷ đồng.
Các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam có thể chuyển đổi sang đồng đốt sinh khối, điện khí LNG hoặc tích hợp các nguồn tài nguyên tái tạo nhờ các công nghệ tiên tiến.
Hai nhà máy nhiệt điện Na Dương I và Na Dương II đứng trước nguy cơ khó khăn vì nguồn cung than không đảm bảo, bắt nguồn từ sản lượng khai thác của mỏ than Na Dương sụt giảm đáng kể.
Trong giai đoạn tháng 1 – 5/2023, Việt Nam đã hủy bỏ thêm tổng công suất 9,6GW nhiệt điện than trong các dự án nhiệt điện được đề xuất, ghi nhận mức cao nhất trong số các quốc gia được quan sát, theo dữ liệu mới đây từ Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.