Khi nhiệt điện than 'khát' than

Nguyễn Cảnh Thứ năm, 15/08/2024 - 08:56

Hai nhà máy nhiệt điện Na Dương I và Na Dương II đứng trước nguy cơ khó khăn vì nguồn cung than không đảm bảo, bắt nguồn từ sản lượng khai thác của mỏ than Na Dương sụt giảm đáng kể.

Nhiệt điện than liêu xiêu vì than

Hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ghi nhận hai nhà máy nhiệt điện Na Dương I đã vận hành nhiều năm qua và Na Dương II được chấp thuận chủ trương bốn tháng trước với giá trị khoảng 4.100 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Tuy nhiên, tình trạng sản xuất kinh doanh của Na Dương I đang sụt giảm mạnh khi lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 353.920MW, giảm gần 11,3% so cùng kỳ năm 2023.

Nguyên nhân là nguyên liệu sản xuất nhiệt điện không đảm bảo, doanh nghiệp phải nhập than từ nước ngoài về để trộn với than do Công ty Than Na Dương khai thác với chi phí cao - dẫn đến giá thành điện tăng, không đảm bảo cạnh tranh để tham gia thị trường, chào bán điện khó khăn.

“Sức khỏe” của Công ty Than Na Dương cũng gặp vấn đề, với sản lượng than khai thác nửa đầu năm nay được hơn 171 nghìn tấn, đạt 45% kế hoạch và giảm gần 16% so cùng kỳ năm trước. Lý do của tình trạng này xuất phát từ sản lượng khai thác than sơ khai của công ty không đảm bảo cho sản xuất điện và một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác.

Trước thực tế khó khăn của cả hai nhà máy, ông Đoàn Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Công ty than Na Dương đẩy nhanh phối hợp với các cơ quan liên quan xin cấp phép khai thác, mở rộng nâng công suất mỏ than Na Dương từ 600 nghìn tấn lên 1,2 triệu tấn/năm.

Việc này nhằm đảm bảo cung cấp đủ than cho nhà máy nhiệt điện Na Dương I hiện hữu và Na Dương II trong thời gian tới.

Nhiệt điện Na Dương II đang đối diện mối lo thiếu than. Ảnh: locbinh.langson.gov.vn

Bốn tháng trước, dự án nhiệt điện Na Dương II được cấp chủ trương đầu tư cho Tổng công ty điện lực TKV với công suất 110MW, trị giá gần 4.100 tỷ đồng.

Nhiên liệu chính vận hành nhà máy là nguồn than sản xuất từ Công ty Than Na Dương, thuộc Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV.

Dự kiến, khi đi vào vận hành năm 2026, nhiệt điện Na Dương II sẽ cung cấp khoảng 750 triệu kWh lên lưới quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và khu vực Đông Bắc.

Mối lo thủ tục

Tuy nhiên, dự án nâng công suất mỏ than Na Dương lên gấp đôi vẫn đang trắc trở ở khâu thủ tục suốt hai năm nay. Đồng nghĩa, khó khăn tiếp tục đeo bám nhiệt điện Na Dương I và trở thành bài toán cần tính tới trong vận hành Na Dương II khi đích hoàn thành chỉ còn khoảng 16 tháng.

Cụ thể, trong diễn biến mới nhất, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã “bác” hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng phục vụ dự án mở rộng, nâng cấp công suất mỏ than Na Dương.

Một trong những lý do dẫn tới quyết định này là chưa đủ cơ sở để xác định dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 cấp huyện theo quy định pháp luật đất đai.

Cụ thể, tại tờ trình hồi tháng 7/2022, UBND tỉnh Lạng Sơn xác định dự án có quy mô sử dụng đất khoảng 1.494ha. Tuy nhiên, tới tháng 1 năm nay, UBND tỉnh Lạng Sơn xác định dự án có tên trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Lộc Bình với tổng diện tích đất được phân bổ khoảng 175ha, tức thấp hơn 1.319ha so với quy mô sử dụng đất của dự án.

Tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá chưa đủ cơ sở để xác định dự án phù hợp với kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn chưa cung cấp hồ sơ, tài liệu làm rõ sự phù hợp của dự án với kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Lộc Bình được cấp thẩm quyền phê duyệt, vì vậy không có cơ sở để đánh giá sự phù hợp của dự án với kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Lộc Bình.

Ngoài ra, tại thời điểm UBND tỉnh Lạng Sơn trình hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, việc đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch lâm nghiệp trên cơ sở đánh giá dự án phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Lạng Sơn.

Tuy nhiên, hiện quy hoạch tỉnh Lạng Sơn đã được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 3/2024. Do đó, hồ sơ cần phải có đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tỉnh Lạng Sơn được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Mỏ than Na Dương, nay là Công ty Than Na Dương thuộc Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc được thành lập từ năm 1959 theo quyết định của Bộ Công nghiệp. Công ty được UBND tỉnh Lạng Sơn cấp chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2013 với dự án khai thác lộ thiên mỏ than Na Dương.

Dự án được cấp giấy phép khai thác khoáng sản vào cuối năm 2014, thời hạn 50 năm. Hai năm sau đó, dự án có tên trong “Danh mục các dự án đầu tư mỏ than vào sản xuất” ban hành kèm theo Quyết định 403 của Thủ tướng về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

Cùng năm 2016, sau khi được Bộ Công thương thẩm định thiết kế cơ sở và Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thông qua, chủ đầu tư quyết định phê duyệt dự án mở rộng, nâng công suất mỏ than Na Dương.

Ba năm sau đó, UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt điều chỉnh chủ trương dự án mở rộng, nâng công suất mỏ than Na Dương để đảm bảo cung cấp đủ, ổn định nguyên liệu than cho nhiệt điện Na Dương I (đang hoạt động) và Na Dương 2 (đang triển khai các thủ tục pháp lý để xây dựng).

Dẫu vậy, đến nay, dự án đang chờ xử lý nút thắt mang tên chuyển mục đích sử dụng rừng và quy hoạch, trong bối cảnh nhiệt điện Na Dương I khát than từng ngày.

Đáng chú ý, ròng rã 3 năm qua, lần lượt UBND tỉnh Lạng Sơn và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã không ít lần “bác” đề xuất dự án này với những vấn đề xoay quanh chuyển mục đích sử dụng hàng chục ha đất lúa và hơn 311ha rừng tự nhiên.

Nhiệt điện Na Dương II được bổ sung vào quy hoạch điện VI từ năm 2009. Dự án này tiếp tục được quy hoạch vào tổng sơ đồ VII năm 2011, VII điều chỉnh năm 2016 và mới nhất là VIII vào năm 2023 vừa qua.

Khoảng 3 năm trước, chủ đầu tư – Tổng công ty điện lực TKV ký hợp đồng thu xếp vốn thực hiện dự án với ngân hàng BOC – chi nhánh Hồng Kông.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 và khó khăn trên thị trường vốn quốc tế, nhà thầu EPC không phát hành bảo đảm thực hiện hợp đồng đã ký. Qua đó dẫn tới phải hủy thầu và ngân hàng BOC chấm dứt tài trợ vốn – giải thích một phần việc dự án chưa đáp ứng tiến độ theo kế hoạch.

Bác bỏ 4 siêu dự án tại Lạng Sơn 'sử dụng' 1.086ha đất rừng

Bác bỏ 4 siêu dự án tại Lạng Sơn "sử dụng" 1.086ha đất rừng

Tiêu điểm -  2 năm

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc chuyển mục đích sử dụng 1.086ha rừng để thực hiện 4 dự án sẽ làm giảm cục bộ diện tích rừng lớn, từ đó có nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái rừng trong khu vực, làm giảm vai trò phòng hộ của rừng.

Giảm tỷ trọng công suất nhiệt điện than về 13,2% vào 2045

Giảm tỷ trọng công suất nhiệt điện than về 13,2% vào 2045

Tiêu điểm -  2 năm

Để từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới sau 2030. Năm 2045, công suất các nhà máy nhiệt điện than chỉ còn khoảng 13,2% trong tổng công suất các nhà máy điện.

Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  4 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  5 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  5 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  5 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  9 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  10 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.