Tiêu điểm
Nhiều bộ vẫn chưa có phương án cụ thể cắt giảm 'giấy phép con'
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định tinh thần của việc xoá bỏ giấy phép con là không mở toang cửa, nhưng không vì thế mà ràng buộc, trói buộc doanh nghiệp bằng những điều kiện không cần thiết.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa công bố tiến độ rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính của các bộ, ngành trong việc cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu và việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh.
Theo đó, trong năm 2017, tổ công tác của Thủ tướng đã tiến hành kiểm tra 4 cuộc và một số bộ đã có cắt giảm rất tốt.
Tuy nhiên, một số bộ đã công bố cắt giảm nhưng chưa có giải pháp cụ thể. Ngay cả Bộ Y tế đã làm rất tốt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nhưng với các mặt hàng khác như dược, thiết bị y tế thì chưa được như vậy.
Hiện Bộ Y tế vẫn còn 802 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, cần cắt giảm 401 mặt hàng theo Nghị quyết 01 năm 2018 của Chính phủ.
Tương tự, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn hơn 7.000 mặt hàng phải kiểm tra, Bộ Thông tin và truyền thông còn 143 mặt hàng, Bộ Tài nguyên và môi trường còn 110 mặt hàng, Bộ Giao thông vận tải có 127 mặt hàng, Bộ Xây dựng có 64 mặt hàng.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu với các mặt hàng còn bị kiểm tra chồng chéo bởi nhiều cơ quan, tinh thần là một mặt hàng chỉ giao một bộ chủ trì kiểm tra, một cơ quan trực thuộc bộ kiểm tra.
Hiện còn nhiều mặt hàng còn bị kiểm tra chồng chéo như xe máy phân khối lớn trên 175 m3, cần trục, cẩu trục (Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải); nồi hơi (Bộ Công thương và Bộ Lao động thương binh và xã hội); mặt hàng sữa, mỡ (Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Trước đây, mặt hàng phân bón do Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng quản lý, nhưng nay đã thu về một đầu mối là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Về lĩnh vực cắt giảm các điều kiện kinh doanh, hiện số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã giảm so với trước đây nhưng vẫn còn khá nhiều, tới 243 ngành nghề.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Nhiều điều kiện kinh doanh chung chung, không rõ ràng, cụ thể, như yêu cầu ‘phải phù hợp’, ‘phải đủ’, ‘phải có đạo đức tốt’, ‘phải có trình độ’, ‘phải sạch sẽ’, ‘phải thoáng mát’ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thậm chí, doanh nghiệp nói là ‘cài cắm câu chữ để bẫy doanh nghiệp’, để lúc vui vẻ thì cho qua, không vui vẻ thì bắt luôn”.
Ông Dũng cho biết, vừa qua Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, đạt yêu cầu cắt giảm trên 50%. Bộ Xây dựng cũng làm khá tốt về cắt giảm điều kiện kinh doanh.
Bộ Giao thông vận tải hiện còn 498 điều kiện kinh doanh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn 345 điều kiện, Bộ Tài chính còn 467 điều kiện, Bộ Thông tin và truyền thông còn 250 điều kiện. Nhiều bộ cũng đã công bố việc cắt giảm nhưng chưa có phương án cụ thể sửa đổi các nghị định.
“Tinh thần là không mở toang cửa, vẫn phải bảo đảm an ninh, quốc phòng, sức khỏe con người, nhưng không vì thế mà ràng buộc, trói buộc doanh nghiệp bằng những điều kiện không cần thiết. Đề nghị các bộ báo cáo cụ thể phương án cắt giảm, bãi bỏ. Tổ công tác sẽ xuống từng bộ tháo gỡ từng vấn đề một”, ông Dũng khẳng định
.
Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'
10 bộ ngành "chây ỳ" rà soát, cắt bỏ giấy phép con
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện vẫn còn 10 bộ ngành chưa có thông tin gì về việc rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ.
Cắt giảm giấy phép con: "Nguy cơ thất bại do lợi ích của nhiều người"
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, việc cắt giảm giấy phép con sẽ liên quan đến lợi ích của nhiều người, do đó, thông thường họ có thể có những tác động tiêu cực làm thất bại cả một quá trình cải cách.
Phải sửa 16 nghị định để xóa 675 giấy phép con của Bộ Công Thương
Bộ Công thương đã trình Chính Phủ đề xuất sử dụng một nghị định để sửa đổi nhiều nghị định, nhằm nhanh chóng cắt giảm các điều kiện kinh doanh cản trở doanh nghiệp.
Xóa bỏ giấy phép con: 'Rà soát chỗ này những chỗ khác lại phình ra'
Theo ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, việc xóa bỏ các giấy phép con vẫn không đạt vì các cán bộ cấp cơ sở vẫn không chịu chuyển mình.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.