Leader talk
Cắt giảm giấy phép con: "Nguy cơ thất bại do lợi ích của nhiều người"
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, việc cắt giảm giấy phép con sẽ liên quan đến lợi ích của nhiều người, do đó, thông thường họ có thể có những tác động tiêu cực làm thất bại cả một quá trình cải cách.

“Cố tình làm chậm hoặc không thực hiện”
Tại buổi Tọa đàm “Cắt giảm điều kiện kinh doanh tại Bộ Công Thương: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc xoá bỏ giấy phép con sẽ liên quan đến lợi ích của rất nhiều người, nhiều cá nhân, tổ chức sẽ bị mất quyền mất lợi. Do đó, thông thường họ có phản ứng làm chậm lại quá trình xoá bỏ các giấy phép con hoặc không thực hiện.
Từ những tác động tiêu cực này có thể dẫn đến những thất bại của cả một quá trình cải cách, thập chí người ta có thể cố tình dẫn đến những thất bại.
Những việc như vậy trong quá trình cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết hiện nay là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây là xu hướng thay đổi tích, cực tất yếu của xã hội, nền kinh tế muốn hiện đại hội nhập không thể không thực hiện. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ cần lường trước những tình huống bất lợi và có phương án chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình này, ông Cung nhấn mạnh.
Giấy phép con: Cố tình hành doanh nghiệp để kiếm 'phí bôi trơn'
Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, để cắt giảm giảm các điều kiện kinh doanh, trước hết tư duy quản lý, đạo đức công vụ, thái độ, cách thức làm việc của bộ máy hành chính cũng cần thay đổi. Họ phải coi doanh nghiệp là đối tác của mình hơn là đối tượng quản lý thì lúc đó mọi việc sẽ diễn ra ổn thoả hơn, trên cở sở là quan hệ đối tác cùng có lợi, cùng phát triển.
Tuy nhiên, để làm được điều này cũng cần phải có thời gian, không thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Về quyết tâm của Bộ Công thương trong việc cắt giảm 676 điều kiện kinh doanh, ông Cung cho rằng, đây sẽ là dư địa lớn, gây áp ực mạnh mẽ hơn đối với các bộ khác. Bộ Công thương làm được, các bộ khác cũng không thể không làm. Các bộ cùng đồng hành thực hiện, có như vậy, mục tiêu cắt giảm một nửa số điều kiện kinh doanh hiện tại mới có thể thực hiện.
Qua đó, giúp tạo sự những đột phát trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần cải thiện hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ.
Cần thay đổi tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung bên cạnh việc tổ chức thực hiện, để cắt giảm các điều kiện kinh doanh, Chính phủ và các bộ ngành cần thay đổi tư duy và cách thức quản lý.
Trong các năm từ 2000 - 2003, các Bộ ngành đã xoá bỏ khá nhiều các giấy phép con. Đơn cử như Bộ Giao thông vận tải đã cắt giảm gần hết các điều kiện kinh doanh không cần thiết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hầu hết các điều kiện kinh doanh đã cắt giảm này lại được khôi phục, thậm chí còn “mọc” thêm một số điều kiện kinh doanh mới.
Do đó, "Nếu cứ đặt ra điều kiện tiền kiểm thì không thể hạn chế được các giấy phép con. Bởi khi bỏ đi các điều kiện này nhưng không có phương thức quản lý mới khiến nhiều bộ ngành đã phục hồi trở lại lại. Chính vì vậy, phải thay đổi tư duy, cách thức quản lý Nhà nước thì việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh mới có hiệu quả" - Viện trưởng CIEM phân tích.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cũng cho rằng, cần chuyển mạnh cơ chế quản lý từ tiền kiểm, tức là Nhà nước quản lý, cấp phép cho doanh nghiệp trước khi hoạt động như trước đây sang hậu kiểm, tức đặt ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn để giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy, môi trường kinh doanh mới thuận lợi, minh bạch.
Sắp tới, các cơ quan quản lý sẽ ban hành bộ quy tắc, quy chuẩn cho hoạt động của doanh nghiệp. Các đơn vị kinh doanh sẽ dựa vào các bộ tiêu chí này để hoạt động. Sau đó, các cơ quan quản lý sẽ dựa vào đó để thanh kiểm tra. Làm như vậy vừa bảo đảm được việc quản lý vừa giảm gánh nặng chi phí cho Nhà nước.
Ông Khánh lấy ví dụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm là lĩnh vực có nhiều điều kiện kinh doanh nhất, trước đây, mỗi khi cho phép một cơ sở kinh doanh thì cơ quan chức năng thường phải kiểm tra doanh nghiệp hoạt động như thế nào, độ sạch sẽ ra sao… Sau đó thấy đáp ứng mới cấp phép cho họ giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn và đủ điều kiện kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện có hàng ngàn các cơ sở kinh doanh thực phẩm, nếu triển khai đồng loạt như bậy thì sẽ rất tốn thời gian. Do đó, sắp tới các cơ quan chức năng chỉ đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Tuỳ mức độ vi phạm của doanh nghiệp sẽ có biện pháp xử lý như cho thời gian khắc phục hoặc buộc phải đóng cửa.
Đồng thời, ông Khánh cũng cho rằng, với cơ chế kiểm tra trên cở sở hậu kiểm, vai trò của các địa phương sẽ rất lớn. Nếu như trước đây các địa phương có thể yên tâm rằng doanh nghiệp do các bộ cấp phép hoạt động, có sai phạm gì từ doanh nghiệp thì bộ chịu trách nhiệm, thì từ nay các bộ sẽ không cấp giấy phép nữa mà ra những quy chuẩn. Các địa phương phải kiểm tra xem doanh nghiệp đó có đủ điều kiện hay không.
Với cơ chế quản lý mới này, Chính phủ sẽ giao quyền cho địa phương nhiều hơn trong quá trình hậu kiểm, ông Khánh cho biết.
Xóa bỏ giấy phép con: Không thể chỉ hô hào suông
Xóa bỏ giấy phép con: 'Rà soát chỗ này những chỗ khác lại phình ra'
Theo ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, việc xóa bỏ các giấy phép con vẫn không đạt vì các cán bộ cấp cơ sở vẫn không chịu chuyển mình.
Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm "Chính phủ kiến tạo" chỉ dừng lại trên lý thuyết
Doanh nghiệp Việt Nam có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ.
“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu chỉ một giấy phép con, một loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể giết chết hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh.
Bộ Công Thương chính thức cắt giảm 675 giấy phép con
Ngày 20/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018. Theo Quyết định này, 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.