Sở hữu trí tuệ
Nhiều đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Ngoài quy định chi tiết về bốn loại kiểu dáng bị cấm đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, các doanh nghiệp cần tham vấn ý kiến của đại diện sở hữu công nghiệp hoặc cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia có liên quan vì có thể có nhiều giới hạn hơn tuỳ vào pháp luật mỗi quốc gia.

Theo nguyên tắc chung, để có thể đăng ký, một kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng một hoặc một số yêu cầu cơ bản, tùy thuộc vào luật quốc gia.
Cụ thể, kiểu dáng công nghiệp phải “mới”, có nghĩa là không có kiểu dáng công nghiệp tương tự được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn đăng ký.
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính “nguyên gốc”, có nghĩa là được tạo ra bởi nhà sáng tạo kiểu dáng một cách độc lập hoặc không phải là bản sao hoặc bắt chước của kiểu dáng đã có.
Bên cạnh đó, kiểu dáng có “đặc điểm riêng biệt”, là khi ấn tượng tổng thể do kiểu dáng tạo ra đối với người sử dụng được thông báo khác biệt so với ấn tượng tổng thể được tạo ra cho người sử dụng đó bởi kiểu dáng có trước bất kỳ (đã được bộc lộ công khai).
Trong quá khứ, có khả năng bảo hộ kiểu dáng đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp liên quan đến các đối tượng như hình dáng của giày, kiểu dáng của khuyên tai hoặc hoa văn của bình trà. Tuy nhiên, trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, phạm vi bảo hộ đang dần mở rộng ra nhiều sản phẩm hơn và nhiều kiểu dáng khác nhau.
Những kiểu dáng ngày nay bao gồm các đối tượng như các biểu tượng trên màn hình điện tử được các mã máy tính tạo ra, các kiểu chữ nghệ thuật hoặc các hiển thị hình họa trên màn hình máy tính, các thiết bị gia dụng hoặc điện thoại di động.
Đối tượng không thể được bảo hộ làm kiểu dáng công nghiệp?
Nhìn chung, có bốn loại kiểu dáng bị cấm đăng ký ở nhiều nước. Một là kiểu dáng không đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính nguyên gốc và/hoặc đặc điểm riêng biệt.
Hai là kiểu dáng bị cho rằng được tạo ra do chức năng kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có. Các đặc điểm của kiểu dáng có tính chức năng hoặc kỹ thuật có thể được bảo hộ bời các quyền sờ hữu trí tuệ khác (ví dụ, bởi sáng chế hoặc giải pháp hữu ích hoặc chúng được giữ như là bí mật thương mại), phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Ba là kiểu dáng chứa biểu tượng hoặc huy hiệu chính thức được bảo hộ (như quốc kỳ). Bốn là kiểu dáng được coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải ghi nhớ rằng, một số nước loại trừ hàng thủ công nghiệp ra khỏi đối tượng bảo hộ vì pháp luật kiểu dáng công nghiệp ở các nước đó yêu cầu rằng sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp phải là “sản phẩm công nghiệp” hoặc được tạo ra bởi “phương tiện công nghiệp”.
Kiểu dáng truyền thống và hình thức thể hiện văn hóa truyền thống (hình thức thể hiện của văn hóa dân gian) thường được pháp luật sở hữu trí tuệ coi là thuộc “sở hữu cộng đồng” và không thể được bảo hộ. Tuy nhiên, sự phỏng theo và giải thích hiện đại về kiểu dáng công nghiệp do các cá nhân riêng lẻ tạo ra lại có thể được coi là có “tính nguyên gốc” và “tính mới” để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Các kiểu dáng dựa trên truyền thống đã được đăng ký ờ một số nước. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sự phỏng theo hiện đại của kiểu dáng truyền thống là sự bù đắp xứng đáng cho sự sáng tạo và đổi mới hiện đại.
Phụ thuộc vào pháp luật quốc gia, có thể có nhiều giới hạn hơn về đối tượng có thể hoặc không thể đăng ký làm kiểu dáng công nghiệp. Tốt nhất là tham vấn ý kiến của đại diện sở hữu công nghiệp hoặc cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia có liên quan.
Nâng tầm thương hiệu thông qua bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp dễ hay khó?
Kiểu dáng công nghiệp đẹp chính là tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương mại của công ty và giá trị sản phẩm. Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì để đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp?
Phân biệt các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng là các loại nhãn hiệu mà các doanh nghiệp, tổ chức cần phân biệt.
Tránh rủi ro về sở hữu trí tuệ khi kinh doanh quốc tế
Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể nhưng vẫn còn những điểm khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh quốc tế.
Giải pháp sắp tới để sản phẩm Việt dễ dàng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Ngày càng nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được đăng ký bảo hộ và được biết đến rộng rãi ở nước ngoài, nhưng cùng với đó là những bài học về việc mất các tài sản trí tuệ do chậm đăng ký, thủ tục rườm rà, nhiều hàng giả hàng nhái kiểu dáng tràn lan trên thị trường nước ngoài khiến sản phẩm Việt gặp rất nhiều khó khăn.
Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.