Nhiều nhà lãnh đạo đang hoang mang trên ‘giao lộ’ nguồn nhân lực
Quỳnh Như
Thứ hai, 08/10/2018 - 09:11
Với sự xuất hiện của công nghệ 4.0 cùng những AI hay robot, lĩnh vực nhân sự đang giống một giao lộ với vô số ngã rẽ khiến không ít nhà lãnh đạo cảm thấy hoang mang không biết nên bước theo hướng nào.
Nhân lực đang đứng trước thách thức của Công nghiệp 4.0 (Ảnh VNHR)
Cách mạng công nghiệp 4.0 với 2 công nghệ chủ lực là trí thông minh nhân tạo – AI và người máy – robot đang thổi một làn gió mới vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, như mọi cuộc cách mạng lớn nhỏ khác, trước khi hái được quả ngọt, những chủ thể chính của nó sẽ phải “trầy vi tróc vảy”, cây càng cao đón gió càng lớn.
Thế nên, nhiều người đã không ngạc nhiên khi thấy ông John Antos – Phó chủ tịch phụ trách chiến lược và marketing khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Công ty Automatic Data Processing (ADP), thú nhận tại sự kiện HR Summit Vietnam 2918 rằng: nhiều nhà lãnh đạo, trong đó có bản thân ông, đang cảm thấy hoang mang khi quản trị nhân sự trước tác động sâu rộng của AI và robot vào lĩnh vực này.
ADP được thành lập năm 1949, và hiện là công ty hàng đầu nước Mỹ về phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực dịch vụ như thuế - lương thưởng và phần mềm. Năm 2017, doanh thu của ADP vào khoảng 12,38 tỷ USD.
Theo thống kê của ADP, trong 5 năm tới, AI sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là các ngành công nghệ và truyền thông, sản xuất, bán lẻ; trung bình trong 1 công ty, ít nhất có 1 vị trí bị ảnh hưởng và nhiều nhất là 5. Với những thành tựu về AI và robot, có 70,8% lãnh đạo châu Á tin rằng nó sẽ là nguyên nhân chính khiến nhiều người mất việc, 87,5% nghĩ rằng chúng sẽ ảnh tác động lớn đến vai trò và chức năng của giới lãnh đạo nhân sự, 66,7% cho rằng nó sẽ thay đổi chức năng và nhiệm vụ của HR.
Ở trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là nước nhận ra vấn đề này sớm nhất. Chính phủ Singapore đã lập một quỹ riêng để tái huấn luyện những người bị ảnh hưởng bởi công nghệ, để họ có thể trang bị những kỹ năng mới cho việc làm mới.
Ông John Antos.
“Bây giờ, nhiều nhà lãnh đạo về nhân sự không phải chỉ đón người mới vào tiễn người cũ đi mà còn phải cân nhắc: sau khi tiễn người cũ đi có nên tuyển người mới hay mua công nghệ thay thế. Bởi, có vài dự đoán còn cho rằng, trong tương lai, có khoảng 50% lao động hiện tại sẽ được thay thế bằng robot.
"Cũng như thế, nhiều dự đoán cho rằng, bên cạnh công việc mất đi sẽ có nhiều công việc mới sinh ra, nhưng tôi vẫn chưa thấy cụ thể nó là công việc gì. Nên, bây giờ nếu ai đó nói tôi nên đi học để đón đầu công việc mới, tôi quả thật không biết phải học cái gì để chuẩn bị cho tương lai của mình. Tại Mỹ, mỗi năm có 16% công việc mất đi và có 9% công việc mới sinh ra, vẫn mất nhiều hơn được”, ông John Antos phân tích.
Cùng việc sự xuất hiện của máy móc hòa trộn với con người trong lao động, bộ phận nhân sự trong các công ty cũng buộc phải cải tiến: họ không chỉ phải nâng cao hiệu suất của con người mà cả máy móc. Và theo vị Phó Chủ tịch ADP, đây sẽ là cơ hội lớn để HR trở thành phòng ban dẫn dắt hoạt động kinh doanh của công ty và HR sẽ phải ngồi lại với bộ phận kinh doanh để làm điều đó.
Tuy nhiên, nhiệm vụ này sẽ không hề dễ dàng. Trước giờ, HR thường chỉ thực hiện công tác nâng cao hiệu suất – năng suất của con người, chưa từng làm thế với máy móc. Tất nhiên, học tập là cách duy nhất để HR có thể tận dụng được cơ hội nâng cao vị thế mà thời cuộc ban tặng trong tương lai.
Toàn cảnh Vietnam HR Summit 2018 (Ảnh: VNHR)
ADP đang có khá nhiều cách để nâng cao hiệu suất làm việc của con người, như tối đa hóa khả năng của nhân viên bằng cách vừa áp dụng vài quy chuẩn chung của công ty cho tất cả nhân viên trên toàn cầu vừa địa phương hoá một số kỹ năng (Việt Nam khác Úc), chỉ huấn luyện công nghệ cho những người hay sử dụng…; song doanh nghiệp này vẫn chưa có nhiều giải pháp để tối ưu hóa lực lượng lao động robot cho tương lai.
AI và robot đang khiến ADP phải làm mới mình liên tục, chỉ trong 24 tháng, họ đã thay tới 4 sếp, khiến John Atos phải ‘than’ rằng: anh không thể đề ra bất cứ chiến lược gì vì ngay cả phải báo cáo với ai anh còn không biết. Công nghệ 4.0 có vẻ sẽ khiến việc lãnh đạo các công ty có liên quan đến lĩnh vực công nghệ ngày càng khó khăn hơn!
“Dạo gần đây, tôi chợt nhận ra rằng: những kiến thức mà bản thân học trước kia ở trường đang dần trở nên vô dụng. Tôi luôn phải tự vấn bản thân: mình phải làm gì để có thể giúp nhân viên và công ty thay đổi kịp thời cuộc? Làm sao tôi có thể lãnh đạo nhân viên bắt kịp thế giới? Chúng ta sẽ đi đâu về đâu và đi như thế nào”, John Antos trăn trở.
Và có lẽ đây không phải là nỗi trăn trở của riêng ông!
TS. Bob Aubrey (*), người từng thiết kế hệ thống nhân sự cho các công ty hàng đầu thế giới như Apple, tác giả của nhiều cuốn sách giá trị về kinh tế viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Trung…, cho rằng cần sớm có cộng đồng nhân sự và cách thức quản lý nhân sự của khu vực ASEAN, với những đặc tính riêng có, chứ không phải là áp đặt những chuẩn mực của châu Âu, Mỹ hay châu Á nói chung.
Phần lớn các công ty khởi nghiệp phá sản trong 5 năm đầu hoạt động. Và dù có tồn tại được sau 5 năm, 90% doanh nghiệp khởi nghiệp không có khái niệm quản trị nhân sự trong thời gian này.
TS. Nguyễn Thế Vinh, Ủy viên Uỷ ban Nghiên cứu thuộc Liên đoàn các Hiệp hội Quản trị nhân sự thế giới (WFPMA) cho biết trong năm tới, Việt Nam sẽ xây dựng 6 tiêu chuẩn về quản trị nguồn nhân lực.
Giữ chân người tài bằng mức lương cao và các khoản thưởng lớn có thể đảm bảo nguồn lực đầu vào chất lượng. Tuy nhiên, duy trì nguồn lực ấy một cách thông minh lại là chuyện đường dài, trong đó công nghệ đóng vai trò không nhỏ.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.