Doanh nghiệp
Nhóm cổ đông ngoại mua 36% cổ phần Golden Gate
Ước tính, 3 cổ đông đến từ Singapore có thể đã chi ra khoảng 5.200 tỷ đồng (234 triệu USD) để mua lại 36% cổ phần của Golden Gate, công ty sở hữu chuỗi nhà hàng Sumo BBQ, GoGi House, Vuvuzela, Kichi Kichi...
Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) đã công bố thông tin về giao dịch chuyển nhượng một lượng lớn cổ phần cho nhóm 3 cổ đông mới đến từ Singapore.
Cụ thể, Seletar Investments Pte Ltd (thuộc quỹ đầu tư Temasek Holdings của Chính phủ Singapore) dự kiến mua gần 1,54 triệu cổ phần phổ thông. Quỹ Seatown Private Capital Master Fund muốn mua 768.431 cổ phần và Periwinkle Pte Ltd. muốn mua 436.358 cổ phần Golden Gate.
Như vậy, tổng số cổ phần chuyển nhượng cho nhóm cổ đông mới vào khoảng 2,74 triệu cổ phần, tương ứng 35,95%. Tất cả giao dịch sẽ được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận từ 15/3-13/4.
Theo chứng thư thẩm định giá do CTCP Định giá và Tư vấn Đầu tư Quốc tế ban hành ngày 30/8/2021, giá trị một cổ phần Golden Gate là 1,9 triệu đồng, tương đương giá trị vốn hóa 14.845 tỷ đồng (650 triệu USD).
Dù giá trị vụ chuyển nhượng không được tiết lộ, nhưng nếu tính theo mức định giá này, 3 cổ đông đến từ Singapore có thể đã chi ra khoảng 5.200 tỷ đồng (234 triệu USD) để mua lại số cổ phần nói trên của Golden Gate.
Ở chiều ngược lại, tổ chức Prosperity Food Concepts Pte. Ltd (Singapore) đăng ký bán hơn 2,5 triệu cổ phần để thoái toàn bộ 32,9% vốn tại Golden Gate.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng Quản trị là ông Trần Việt Trung sẽ chuyển nhượng 161.781 cổ phần (tương đương 2,12% vốn điều lệ). Còn Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Trường đăng ký chuyển nhượng 69.373 cổ phần (tương đương 0,91% vốn điều lệ).
Trước đó, hồi cuối năm 2021, một trong những nhà sáng lập Golden Gate là ông Đào Thế Vinh đã bán khối cổ phần 720 tỷ đồng sau khi chuyển nhượng 371.139 cổ phần (tương đương 4,86% vốn điều lệ công ty) theo hình thức thỏa thuận.
Golden Gate được sáng lập vào năm 2005 với nhà hàng đầu tiên tại Hà Nội là nhà hàng lẩu nấm Ashima bởi ba doanh nhân là ông Đào Thế Vinh, ông Nguyễn Xuân Tường và ông Trần Việt Trung.
Tập đoàn hiện sở hữu hơn 30 thương hiệu với khoảng 400 nhà hàng trên 40 tỉnh thành, phục vụ 18 triệu lượt khách hàng mỗi năm. Một số chuỗi nhà hàng tiêu biểu của Golden Gate có thể kể đến như chuỗi Sumo BBQ, GoGi House, Vuvuzela, Kichi Kichi...
Hai năm gần đây, do dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tình hình kinh doanh của Golden Gate bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Năm 2020, công ty chỉ lãi 65 tỷ đồng, giảm gần 5 lần so với 2019 và không hoàn thành kế hoạch. Đến nửa đầu năm 2021, doanh thu Golden Gate tăng lên 12% so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm 2021, Golden Gate kịp mở mới 49 nhà hàng, cho ra mắt các thương hiệu mới như iPho, Itacho Steak.
Hồi cuối năm ngoái, Golden Gate đã phát hành 4.937 trái phiếu mệnh giá 100 triệu đồng, thu gần 494 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn ba năm với lãi suất 11,5% một năm.
Toàn bộ người mua trái phiếu là nhà đầu tư trong nước, trong đó có 89 cá nhân. Golden Gate dùng 573.372 cổ phần của chính doanh nghiệp - tương ứng giá trị lô cổ phiếu khoảng 1.120 tỷ đồng để làm tài sản đảm bảo cho đợt phát hành này.
Golden Gate huy động gần 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp
Ứng dụng Gojek bắt tay với ví điện tử MoMo
MoMo và Gojek đã chính thức công bố hợp tác chiến lược, theo đó MoMo trở thành ví điện tử đầu tiên được tích hợp trên ứng dụng Gojek tại Việt Nam.
Uber trong ngành bán lẻ Việt Nam tuyên bố đóng cửa
Startup giày dép Saado từng được gọi là "Uber trong thị trường bán lẻ" của Việt Nam đã phải dừng hoạt động sau 4 năm, dù đã triển khai hệ thống kinh doanh ở 40 tỉnh thành cả nước.
Cân bằng 4 chân bàn khi khởi nghiệp
Theo Tổng giám đốc Talentnet Tiêu Yến Trinh, bốn chân bàn bao gồm chuyên môn để tạo sản phẩm, xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngay từ đầu, xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp và chiến lược thị trường.
Cuộc chạy đua mới trên các nền tảng mạng xã hội
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, con người ngày nay đang dành rất nhiều thời gian trên không gian mạng xã hội như Facebook, Youtube hay các hình thức giải trí như gaming, eSports... Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 như một đòn bẩy khiến "làn sóng" livestream ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Thương mại Việt Nam - Brazil: Rào cản cũ và cơ hội mới
Brazil là thị trường dễ tính với những rào cản cũ, nhưng cơ hội từ FTA sắp tới, thúc đẩy thương mại Việt Nam và Brazil, mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt.
Vòng luẩn quẩn nông nghiệp và tín dụng bao giờ mới thoát?
Tín dụng khó tiếp cận, chưa phù hợp với điều kiện sản xuất khiến lúa gạo cũng như ngành nông nghiệp miền Tây chưa phát huy hết tiềm năng.
Không đủ nguồn lực, doanh nghiệp chuyển đổi xanh thế nào
Chuyển đổi xanh là mệnh lệnh bắt buộc của thị trường, chuỗi cung ứng nhưng cũng là bài toán khó cho cộng đồng doanh nghiệp.
Người cũ của Pizza 4P's gọi vốn 2,8 triệu USD cho Kamereo
Với nền tảng quản lý và phân phối tập trung, Kamereo đang đáp ứng nhu cầu về chuỗi cung ứng hiệu quả cho các nhà hàng, quán ăn và doanh nghiệp thực phẩm.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.