Những doanh nghiệp dệt may hưởng lợi lớn từ EVFTA

Trần Anh Thứ tư, 03/07/2019 - 10:41

Công ty phân tích nhận định, mức độ ảnh hưởng của EVFTA lên các doanh nghiệp dệt may phụ thuộc vào cơ cấu thị phần xuất khẩu của từng đơn vị.

Thị trường chứng khoán trong quý 2/2019 chứng kiến sự bùng nổ của cổ phiếu nhóm ngành dệt may, những doanh nghiệp được xem là hưởng lợi lớn nhất khi Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức được ký kết sau 9 năm đàm phán.

Dù chưa tác động ngay lập tức đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, song động thái ký kết đã ngay lập tức để đẩy giá trị cổ phiếu các công ty dệt may lên cao, thậm chí một số công ty đã tăng tới 50%.

Động thái tích cực của giới đầu tư đến từ việc EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai đối với Việt Nam, chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với khu vực thị trường Châu Âu.

Từ năm 2000 đến 2018,  xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng hơn 15 lần từ 2,8 tỷ USD lên 42,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân CAGR giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2012-2018 ước đạt 12,7%/năm.

Theo số liệu của tổng cục thống kê, lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, đóng góp chính vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU có thể kể đến các ngành như gỗ, dệt may, ohương tiện vận tải & phụ tùng và thủy sản. Đây cũng chính là những ngành sẽ được hưởng lợi nhất khi EVFTA được ký kết.

Việc ký kết EVFTA ngay lập tức sẽ gỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU, đây sẽ là cơ hội gia tăng sứccạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường quan trọng này. Lộ trình gỡ bỏ thuế quan đối với đa phần các ngành vẫn cần thời gian khá lâu, trừ một số ngành chủ lực có tỷ trọng lớn như thủy sản và dệt may.

Những doanh nghiệp dệt may hưởng lợi lớn từ EVFTA
Bên trong nhà máy may Sông Hồng.

Công ty chứng khoán BIDV (BSC) dự báo, trong các nhóm ngành chịu ảnh hưởng từ hiệp định EVFTA, các ngành như dệt may, thủy sản, cảng biển sẽ được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp, ngoài ra cũng có một số ngành khác được xóa bỏ thuế quan nhưng không được hưởng lợi nhiều như ngành gỗ.

Với ngành dệt may, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp trong nước và các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, hiệp định EVFTA đối với ngành dệt may sẽ là một cú hích đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn qua EU.

Trong dài hạn, EVFTA có tác động tích cực đến dệt may Việt Nam bởi 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may Việt Nam sẽ giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, còn lại sẽ giảm về 0% sau 3- 7 năm, giúp dệt may Việt Nam cạnh tranh hơn với các sản phẩm từ Bangladesh và Campuchia, hiện đang được hưởng thuế ưu đãi 0%.

Trong ngắn hạn, tác động tích cực của Hiệp chưa đáng kể do các doanh nghiệp và đối tác đặt hàng cần thời gian để tìm kiếm nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển các dự án dệt nhuộm nhằm đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp định trong đó có quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi”. 

Mặc dù vậy, các công ty dệt may của Việt Nam cũng đang gặp khá nhiều thuận lợi tại thị trường EU nhờ những yếu tố ngoài Hiệp định như sản phẩm của Campuchia bị đưa ra khỏi diện hưởng thuế ưu đãi thuế quan và giá nhân công ở Bangladesh tăng mạnh.

Tất nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp trong ngành dệt may đều sẽ được hưởng lợi từ EVFTA. Mức độ ảnh hưởng của Hiệp định này lên mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu thị phần xuất khẩu của từng doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường EU sẽ được hưởng lợi lớn nhất. Có thể kể đến một số công ty như TNG (tỷ trọng xuất khẩu sang EU chiếm trên 50%), May Sài Gòn (41%), May Sông Hồng (30%), May Việt Tiến (14%), May Thành Công (3,64%),...

“Những doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn qua EU sẽ sớm ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lượng đơn hàng so với các nhóm doanh nghiệp còn lại”, BSC đánh giá.

EVFTA kỳ vọng tạo sự đột phá lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam

EVFTA kỳ vọng tạo sự đột phá lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm
Trong bối cảnh xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU có xu hướng giảm, EVFTA được kỳ vọng tạo nên sự đột phá cho mặt hàng này, vốn đã có nhiều lợi thế cạnh tranh trước đó.
EVFTA kỳ vọng tạo sự đột phá lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam

EVFTA kỳ vọng tạo sự đột phá lớn cho xuất khẩu tôm Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm
Trong bối cảnh xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU có xu hướng giảm, EVFTA được kỳ vọng tạo nên sự đột phá cho mặt hàng này, vốn đã có nhiều lợi thế cạnh tranh trước đó.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  20 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".