Những doanh nhân Sao Đỏ sẽ làm nên diện mạo mới của nền kinh tế

Khánh An Thứ tư, 27/12/2017 - 16:12

Không phải mọi con đường đều trải hoa hồng với các doanh nhân Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2017, nhưng diện mạo của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai đang được nhìn thấy trong khát vọng vươn lên của từng doanh nhân trẻ.

Đi tìm gương mặt của thời đại

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà, thành viên của Hội đồng Chung tuyển Giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ tiêu biểu năm 2017 bước ra khỏi phòng họp với vẻ mặt phấn khởi, dù đã là 14 giờ chiều và cuộc họp đã kéo dài suốt 6 tiếng đồng hồ không nghỉ.

“Trước khi khởi động Giải thưởng năm nay, chúng tôi thực sự lo ngại, không biết có tìm được các gương mặt doanh nhân trẻ tiêu biểu, đặc biệt là tìm được Top 10 không. Nhưng giờ có thể khẳng định, sau một vài năm kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, một thế hệ doanh nhân trẻ mới đã thực sự trỗi dậy, xuất sắc”, ông Sơn chia sẻ sự phấn khởi.

Ông Sơn là doanh nhân Sao Đỏ được vinh danh đúng lúc “khủng hoảng” nguồn ứng cử viên cho Giải thưởng Sao Đỏ, khi đó là năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế, trong nước, những va vấp của hàng loạt doanh nghiệp Việt ngay trước ngưỡng cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam khi vừa trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khiến giới doanh nhân trẻ lúng túng trong định hình mục tiêu, chiến lược kinh doanh.

“Lần trao Giải thưởng Sao Đỏ năm đó chỉ có 7 người. Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khi đó đã giải thích không cố chọn đủ Top 10 như thông lệ, vì mục tiêu của Giải thưởng Sao Đỏ là tìm kiếm gương mặt doanh nhân trẻ đủ các điều kiện đại diện cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế. Chúng tôi cảm thấy tự hào và có trách nhiệm vì được vinh danh. Lần này, ở vai người bình chọn, tôi cũng tuân thủ đúng nguyên tắc đó”, ông Sơn chia sẻ.

Những doanh nhân Sao Đỏ sẽ làm nên diện mạo mới của nền kinh tế
Lễ trao giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2014. Ảnh: Chí Cường

Giải thưởng Sao Đỏ được tổ chức lần đầu năm 1999. Qua 10 lần tổ chức bình chọn và trao giải, Giải thưởng đã bình chọn, tôn vinh gần 300 doanh nhân trẻ, trong đó đã xét trao giải thưởng Sao Đỏ cho 97 doanh nhân trẻ xuất sắc nhất.

Chính mục tiêu đi tìm gương mặt đại diện của thời đại khiến hầu như không cuộc họp chung tuyển nào kết thúc êm ả và đúng giờ dự kiến qua suốt 10 kỳ tổ chức, kể từ năm 1999. Năm nay cũng vậy. 50 thành viên Hội đồng Chung tuyển toàn quốc đã làm việc không nghỉ, tranh luận nảy lửa. Đã có những gương mặt tiềm năng, được coi là những ngôi sao đang lên, bị loại, bởi không đủ các thông tin về thực hiện nghĩa vụ thuế, bảo hiểm... Có những gương mặt rất trẻ, quy mô doanh nghiệp chưa lớn, nhưng sở hữu ý tưởng kinh doanh thực sự đột phá đã được chọn.

Chuyển giao thế hệ

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) trầm ngâm lật giở cuốn kỷ yếu với hình ảnh của 97 doanh nhân Sao Đỏ qua 10 kỳ trao giải. Một vài người trong số này đã không đi hết sự nghiệp kinh doanh. Một vài người gần như biến mất khỏi thương trường...

Nhưng, phần lớn các Sao Đỏ, cũng như ông Tiền - Sao Đỏ năm 1999, đã và tiếp tục ghi những dấu ấn cá nhân trong nền kinh tế Việt Nam, làm nên diện mạo của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển... 

Có thể kể tới ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát; bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận; ông Đỗ Long, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân; ông Nguyễn Chung Chính, Tổng giám đốc Tập đoàn CMC; ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái...

“Khi đó, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa, khuyến khích người dân làm giàu chính đáng. Chúng tôi rất tự hào vì được ghi nhận, được động viên”, ông Tiền nhớ lại.

Có thể nói, thế hệ Sao Đỏ đầu tiên là thành quả của công cuộc đổi mới của Việt Nam. Phần lớn các doanh nhân này khởi nghiệp vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi Việt Nam lần đầu tiên có Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty; trưởng thành cùng với tinh thần doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới... Đặc biệt, thành công của các thế hệ Sao Đỏ đã kích thích tinh thần kinh doanh trong giới trẻ, thay đổi tư duy, nhận thức về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam... Ông Tiền cũng đang là Chủ tịch Câu lạc bộ Sao Đỏ, nơi ông gọi là truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.

Nhưng, ông Tiền và nhiều doanh nhân Sao Đỏ thế hệ đầu không né tránh thực tế là đã có sự thay đổi vô cùng lớn của nền kinh tế Việt Nam trong 18 năm qua. Hồi họ lập nghiệp, cả nền kinh tế chỉ khoảng vài chục ngàn doanh nghiệp tư nhân, thị trường nội địa là chủ yếu, Internet mới phát triển...

Còn bây giờ, nền kinh tế Việt Nam đã có hơn 500.000 doanh nghiệp tư nhân với tinh thần kinh doanh lan rộng, nền tảng công nghệ phát triển, thị trường rộng mở, môi trường thể chế thuận lợi... Tất nhiên, đi kèm với đó là thách thức và cũng là cơ hội mang tính thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của kỷ nguyên kinh tế số.

“Chúng tôi đã làm tròn sứ mệnh lịch sử mà Giải thưởng đã trao. Sao Đỏ hiện tại phải là những đại diện của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập, chứ không thể sao chép những thành công cũ. Chính tôi cũng phải thay đổi cách nhìn nhận về kinh doanh để không bị lạc hậu, chậm chân”, ông Tiền thẳng thắn.

Diện mạo mới dần hiện rõ

Bức tranh Top 100 Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017 thực sự ấn tượng với những con số.

Đó là top 100 đã tạo ra doanh thu 320.696 tỷ đồng năm 2016, nộp ngân sách 40.679 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 119.000 lao động. Nếu chỉ tính riêng 10 Sao Đỏ, doanh nghiệp của họ đã tạo ra doanh thu 235.437 tỷ đồng năm 2016, nộp ngân sách 35.523 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 46.600 lao động.

Nhưng những con số không nói hết tất cả. Ông Nguyễn Doãn Thắng, Tổng thư ký Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết, Top 10 Sao Đỏ năm 2017 đều là những doanh nhân ấn tượng, là những tấm gương tiêu biểu của thế hệ doanh nhân trẻ mới.

“Cho dù hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhưng các doanh nhân trẻ đều có điểm chung là năng động, sáng tạo và quan trọng là đầy nhiệt huyết. Với tôi, họ là những hình mẫu doanh nhân trẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Thắng nhận định.

Top 10 - doanh nhân Sao Đỏ 2017
1. Trần Văn Hậu, Tổng giám đốc, Công ty cổ phần Phát triển Hùng Hậu
2. Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gỗ An Cường
3. Lê Phụng Thắng, Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Citicom
4. Phạm Minh Thiện, Tổng giám đốc Công ty TNHH Cỏ May
5. Phạm Tiến Thọ, Tổng giám đốc Tổng công ty Kỹ thuật công nghiệp quốc phòng
6. Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh
7. Nguyễn Lê Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát
8. Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng - Thái Nguyên
9. Lương Minh Tường, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Lộc, TGĐ Cienco 8
10. Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CenGroup

Doanh nhân Tạ Minh Tuấn: Chê trách để nhân viên tốt là kiểu lãnh đạo nguy hiểm

Doanh nhân Tạ Minh Tuấn: Chê trách để nhân viên tốt là kiểu lãnh đạo nguy hiểm

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Lãnh đạo ở Việt Nam hay sợ chuyện khen nhiều khiến nhân viên của mình nhàm chán, bị lờn.

VIDEO: Thủ tướng trả lời câu hỏi của doanh nhân, nhà đầu tư tại Hội nghị VBS - APEC 2017

VIDEO: Thủ tướng trả lời câu hỏi của doanh nhân, nhà đầu tư tại Hội nghị VBS - APEC 2017

Video -  7 năm

Sáng nay (7/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự, phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit - VBS) và trả lời câu hỏi của các doanh nhân, nhà đầu tư tại Hội nghị.

Chủ tịch Vinamit Nguyễn Lâm Viên: Doanh nhân ngành nông nghiệp phải là 'địa chủ' hùng mạnh

Chủ tịch Vinamit Nguyễn Lâm Viên: Doanh nhân ngành nông nghiệp phải là 'địa chủ' hùng mạnh

Leader talk -  7 năm

Trong nông nghiệp, vấn đề bàn cãi nhất là … đất.

Đọc “CÁCH SỐNG” của doanh nhân Nhật Inamori ngẫm về nhân cách doanh nhân

Đọc “CÁCH SỐNG” của doanh nhân Nhật Inamori ngẫm về nhân cách doanh nhân

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Không chỉ tại Nhật Bản, Inamori được ngưỡng mộ là một doanh nhân thành đạt với nhiều đóng góp to lớn, mà ông còn được khắp nơi tôn vinh sự cao quý về đạo đức và lối sống.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  10 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  13 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  14 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều