Diễn đàn quản trị
Những nhân sự được săn lùng năm 2022
Các vị trí nhân sự được tìm kiếm nhiều sẽ đi theo xu hướng số hóa và làm việc từ xa, cũng như dựa trên tình hình chuyển đổi kinh doanh của doanh nghiệp.
Những xu hướng đáng chú ý
Với chiến lược linh hoạt để thích ứng với bình thường mới, nền kinh tế đang có dấu hiệu lạc quan, kéo theo thị trường tuyển dụng nhộn nhịp trở lại.
Khảo sát “Xu hướng lương thưởng và phúc lợi năm 2022” của nhà cung ứng nhân sự Adecco Việt Nam cho thấy nhu cầu tuyển dụng và chính sách phúc lợi có xu hướng tốt hơn trong năm nay.
Nhiều lĩnh vực sẽ tìm kiếm và bổ sung nhân tài hơn, như công nghệ và truyền thông, sản xuất và kỹ thuật, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe, năng lượng.
Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng của đầu tư nước ngoài nhờ lực lượng lao động trẻ, dồi dào, và có khả năng thích ứng cao. Thêm vào đó, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực gần đây như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ giúp nền kinh tế có thêm triển vọng phát triển, kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng vọt.
Ngoài ra, làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trong khu vực sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động chất lượng cao trong thời gian tới.
Adecco cho biết các nhà tuyển dụng cũng đang tìm kiếm các vị trí mới dựa trên tình hình chuyển đổi kinh doanh.
Xu hướng số hóa và làm việc từ xa sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các vị trí công nghệ và dữ liệu. Bên cạnh đó, khi tương tác trực tuyến ngày càng phổ biến, các vị trí sáng tạo liên quan đến trực quan và trải nghiệm trực tuyến như thiết kế đồ họa, thiết kế UI/UX hoặc tiếp thị kỹ thuật số đang được đặc biệt quan tâm.
Tương tự, các công việc liên quan đến sự thích ứng của doanh nghiệp như chiến lược và chuyển đổi, tạo giá trị hoặc tham mưu cũng đang có xu hướng gia tăng.
Một năm của chuyển đổi mạnh mẽ
Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến 2021 trở thành một năm đầy thách thức đối với nhiều doanh nghiệp, đồng thời định hình lại tương lai việc làm.
Theo Adecco Việt Nam, mặc dù phải đối mặt với những gián đoạn do dịch bệnh gây ra, các doanh nghiệp không chỉ nỗ lực để duy trì hoạt động, mà còn đặt con người là ưu tiên hàng đầu.
Các nhu cầu về an toàn của nhân viên, như làm việc từ xa, trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân, hoặc giảm số nhân sự tại chỗ, đã nhanh chóng được đáp ứng.
Ngoài ra, trong bối cảnh hơn 96% nhân sự sẵn sàng tham gia các hoạt động đào tạo lại – theo báo cáo hồi tháng 8/2021, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư một cách khôn ngoan vào các hoạt động đào tạo và phát triển trực tuyến.
Dù chú trọng hoạt động đào tạo lại kỹ năng hay các chương trình phúc lợi, những nỗ lực của doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện sự gắn kết (employee engagement) và hiệu suất của nhân viên, cũng như giữ chân nhân tài và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng đáng mơ ước.
“Tất cả các yếu tố này đều mang lại lợi ích sau cùng là đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu dài và ổn định”, Adecco nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tăng tuyển dụng sau ‘ngủ đông’
Đại dịch cũng đã thúc đẩy sự thay đổi trong quy trình tuyển dụng khi các ứng viên dần quen với việc tìm việc, ứng tuyển và phỏng vấn trực tuyến, và các nhà tuyển dụng cũng triển khai rộng rãi hơn hình thức tuyển dụng trực tuyến.
Cuộc khảo sát “Việc làm cho tân cử nhân trong đại dịch Covid-19” chỉ ra rằng 62,5% nhà tuyển dụng chuyển sang quy trình tuyển dụng ảo giữa tình hình dịch bệnh phức tạp.
Tuy nhiên, phương án thay thế này vẫn có những mặt trái nhất định. Các ứng viên thường gặp khó khăn trong việc đánh giá môi trường làm việc và định hướng tương lại thông qua màn hình máy tính.
Trong khi đó, nhà tuyển dụng cũng gặp trở ngại khi đánh giá ứng viên, ví dụ như khó quan sát ngôn ngữ cơ thể và phản ứng của ứng viên đối với văn hóa làm việc.
Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các bài đánh giá kỹ năng trực tuyến. Ngoài việc kiểm tra tham chiếu thường thấy, đánh giá tâm lý cũng đang trở nên phổ biến hơn để xác định trình độ chuyên môn và khả năng phục hồi của ứng viên.
Bí quyết để đi nhanh hơn khi thị trường tuyển dụng sôi động trở lại
Chìa khóa trong tuyển dụng nhân sự FMCG
Sự chuyển động của ngành hàng tiêu dùng nhanh dưới tác động của Covid-19 đã kéo theo nhiều thay đổi trong thị trường tuyển dụng nhân sự, buộc cả doanh nghiệp và người lao động phải luôn trong trạng thái sẵn sàng thích nghi.
Ngành nào ‘nóng’ tuyển dụng đầu năm?
Sự trở lại đáng chú ý của nhiều ngành như bất động sản hay du lịch sau Covid-19 sẽ kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất cao những tháng đầu năm.
Tăng nhiệt nhu cầu tuyển dụng tài năng trẻ
Với nhiều tín hiệu khả quan, dự báo thị trường lao động sinh viên mới ra trường sẽ sôi động hơn sau nhiều tháng chững lại.
Thay đổi chiến lược tuyển dụng thế nào để thích ứng bối cảnh mới?
Để thích ứng với những thay đổi trong điều kiện làm việc dưới tác động của Covid-19, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần ưu tiên sự linh hoạt, từ tuyển dụng đến quản lý nhân sự, để có thể giữ chân nhân tài.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.