Doanh nghiệp
Những tài sản tỷ đô được doanh nghiệp Việt rao bán cổ phần
Nửa đầu năm 2022 ghi nhận hàng loạt doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, từ năng lượng, bất động sản, giáo dục cho tới bán lẻ lên kế hoạch bán một phần tài sản của mình với mức định giá hàng tỷ USD.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đang xem xét bán cổ phần của mảng năng lượng tái tạo, một trong những mảng kinh doanh trụ cột của Tập đoàn trong những năm gần đây.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết Trung Nam muốn bán khoảng 30% đến 35% cổ phần danh mục đầu tư năng lượng tái tạo, bao gồm chủ yếu là các dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Khối tài sản trên có thể định giá đến hơn 1 tỷ USD.
Mặc dù vậy, nguồn tin cũng cho biết, các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành và chưa có gì đảm bảo Trung Nam Group sẽ thực hiện thoái vốn.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn năng lượng sạch hơn đã thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư đến các tài sản là hạ tầng năng lượng tái tạo, với nhiều thương vụ giá trị tỷ đô diễn ra trên toàn cầu.

Được thành lập vào năm 2004, Trung Nam Group nổi lên với loạt dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn tại Việt Nam. Ước tính, tập đoàn có hơn 1.6 GW năng lượng đóng góp vào nguồn cung cấp điện của toàn quốc. Đây là doanh nghiệp tư nhân duy nhất của Việt Nam tham gia vào quá trình truyền tải điện.
Các dự án nổi bật có thể kẻ đến dự án Điện mặt trời Thuận Nam - Ninh Thuận 450MW, có tổng vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng. Dự án Điện gió Ea Nam – Đắk Lắk với công suất 400MW, tổng mức đầu tư 16.500 tỉ đồng; dự án Điện mặt trời Thuận Bắc - Ninh Thuận 204MW; dự án Điện mặt trời Trà Vinh 140MW.
Trung Nam Group không phải là doanh nghiệp Việt duy nhất lên kế hoạch bán bớt cổ phần khối tài sản trị giá hàng tỷ USD. Mới đây, tập đoàn cung cấp dịch vụ giáo dục Nguyễn Hoàng, được cho là đang cân nhắc bán cổ phần với mức định giá công ty có thể vào khoảng 1 tỷ USD. Nguồn tin của Bloomberg cho biết, công ty cũng đã tiếp cận với những người mua tiềm năng.
Tương tự Trung Nam, Nguyen Hoang Group cũng là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực mình theo đuổi. Tập đoàn hiện điều hành một hệ thống giáo dục gồm các trường học liên cấp trong nước và quốc tế, cung cấp chương trình giảng dạy ở các cấp độ từ mẫu giáo đến tiến sĩ.
Nguyen Hoang Group là chủ sở hữu của một số trường học nổi tiếng như Đại học Hoa Sen, Hồng Bàng hay hệ thống mầm non quốc tế Saigon Academy, trường hội nhập quốc tế iSchool... các cơ sở giáo dục của Nguyễn Hoàng có mặt tại 24 tỉnh thành Việt Nam, với hơn 90.000 sinh viên và cộng đồng nghề nghiệp với hơn 4.500 thành viên.
Lĩnh vực giáo dục tại Đông Nam Á đang thu hút nguồn vốn rót khi các nhà đầu tư đang cố khai thác thị trường dành cho tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng trong khu vực.
Trong lĩnh vực bất động sản, hồi tháng 5 quỹ Vietnam Opportunity Fund thuộc VinaCapital công bố thương vụ rót 25 triệu USD để nắm giữ cổ phần tại Hưng Thịnh Land. Đồng thời các quỹ thuộc Dragon Capital cũng rót hơn 80 triệu USD vào Hưng Thịnh Land, với định giá ước tính khoảng 2 tỷ USD.
Mức định giá 2 tỷ USD của Hưng Thịnh Land cho thấy quy mô rất lớn của doanh nghiệp này trong ngành bất động sản, vượt qua rất nhiều cái tên tuổi nổi bật như Phát Đạt, Khang Điền, Nam Long...
Đây là thành viên chủ lực của Tập đoàn Hưng Thịnh phát triển thành công hàng loạt dự án bất động sản ở phía Nam trong nhiều năm qua, cung cấp ra thị trường hơn 30.000 sản phẩm. Công ty đang sở hữu và phát triển 56 dự án đa dạng trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước, với quỹ đất hơn 3.300ha.
Tại phân khúc trung - cao cấp, Hưng Thịnh Land chiếm 60% thị phần nhà và nghỉ dưỡng chiếm 40%. Trong năm 2021, Hưng Thịnh Land đạt được kết quả bán hàng ấn tượng với gần 5.100 sản phẩm, tương đương tổng giá trị hợp đồng gần 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với 2020.
Ngoài các thương vụ đầu tư vốn cổ phần tư nhân (private equity), thời gian tới, nhiều thương vụ IPO có giá trị lớn khác được kỳ vọng diễn ra. Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) – một công ty giao nhận ra đời năm 2013, cho biết đang có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo thông tin từ TechInAsia, GHTK dự kiến IPO ngay trong năm 2022 với định giá lên đến 1 tỷ USD.
Gần đây, Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cũng công bố Nghị quyết HĐQT thông qua phương án tăng vốn điều lệ Công ty Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh thêm 13.890 tỷ đồng. Mục tiêu là mua lại cổ phần chuỗi bán lẻ thực phẩm Bách Hoa Xanh, mở đường cho hoạt động chào bán riêng lẻ và IPO.
Tại ĐHCĐ năm 2022 diễn ra hồi đầu năm, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết Tập đoàn muốn phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư với tỷ lệ tối đa 20% vốn của Công ty Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh trong giai đoạn 2022-2023. Mục tiêu huy động vốn để đầu tư cho trung tâm phân phối, tài sản cố định, kênh bán hàng online.
Đối tượng được Thế Giới Di Động nhắm tới là các đối tác, nhà đầu tư trong khu vực hoặc trên thế giới (ngoại trừ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại Việt Nam). Năm nay, chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ tạm ngưng mở mới, tập trung hoàn thiện nền tảng vận hành và tối ưu hiệu quả hoạt động để sẵn sàng nhân rộng trên toàn quốc với kỳ vọng có lợi nhuận bền vững.
‘Trungnam Group không bao giờ bán cổ phần chi phối’
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.