Tài chính
Những thỏa thuận tín dụng nghìn tỷ của Novaland, Phát Đạt, Hưng Thịnh, Đất Xanh
Lãi suất cho vay ngày càng giảm và nguồn hạn mức dồi dào, dòng vốn tín dụng đang trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 2,75 triệu tỷ đồng, tăng 6,75% trong năm 2023. Báo cáo của các doanh nghiệp địa ốc niêm yết cho thấy, đến quý III/2023, nguồn vốn vay từ ngân hàng đã "phình to" hơn so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực bất động sản chiếm hơn 20% tổng tín dụng của nền kinh tế và luôn là kênh giải ngân chủ lực của các ngân hàng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên những khó khăn của thị trường trong hơn 1 năm qua đã khiến tăng trưởng tín dụng bất động sản chậm lại.
Trong cả năm 2023, nhu cầu tín dụng cả nền kinh tế suy yếu và rào cản lãi suất cho vay cao khiến cho tăng trưởng tín dụng tới cuối tháng 11/2023, chỉ đạt 8,21% trước khi bất ngờ tăng mạnh trong tháng 12 để đạt mức khoảng 13,5%.
Đáng chú ý, những tháng cuối năm cũng là giai đoạn các ngân hàng và nhiều doanh nghiệp bất động sản đạt được những thỏa thuận tín dụng đáng chú ý lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
MB tài trợ và bảo lãnh hơn 6.000 tỷ đồng cho dự án của Phát Đạt
Bộ đôi MB – Phát Đạt gây chú ý những ngày cuối năm ngoài khi công bố trở thành đối tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính, nhằm khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh sẵn có.
Cụ thể, MB tài trợ vốn cho dự án Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 & 2 và cung cấp bảo lãnh cho dự án, với tổng giá trị hơn 6.000 tỷ đồng. Đây là dự án đã hoàn thiện pháp lý với mức đầu tư hơn 10.800 tỷ đồng, bao gồm các sản phẩm căn hộ, shophouse, nhà phố liên kế…
Hợp tác giữa hai bên diễn ra trong bối cảnh Phát Đạt nỗ lực đưa dư nợ trái phiếu về 0 vào cuối năm ngoài nhằm thoát khỏi áp lực tài chính. Trong thời gian ngắn, Phát Đạt đã triển khai đồng loạt các giải pháp tạo nguồn như phát hành riêng lẻ cổ phiếu, bán tài sản, dự án để trả nợ trước hạn.
Đất Xanh chủ trương vay 4.700 tỷ đồng
Gần đây, Tập đoàn Đất Xanh công bố chủ trương vay vốn, bảo lãnh, thế chấp, cầm cố tài sản tại các ngân hàng với tổng hạn mức là 4.700 tỷ đồng.
Đến cuối quý 3 năm ngoái, dư nợ của Đất Xanh khoảng 5.600 tỷ đồng giúp công ty tài trợ một phần tồn kho bất động sản lên tới gần 14.800 tỷ đồng và đặt cọc, góp vốn hợp tác hơn 7.000 tỷ đồng vào các dự án khác. Giá trị đầu tư của Đất Xanh hiện tập trung chủ yếu tại các dự án Gem Sky World, Gem Riverside, Home Park City, …
Động thái thông qua chủ trương vay vốn mới của Đất Xanh diễn ra trong bối cảnh nền lãi suất đã hạ xuống mức khá thấp so với giai đoạn trước đó. Đây được xem là giải pháp hợp lý, giúp giảm áp lực về chi phí vốn đối với các khoản vay hiện hữu của tập đoàn.
LPBank cấp hạn mức 5.000 tỷ đồng cho Hưng Thịnh
Tháng 10/2023, LPBank và Tập đoàn Hưng Thịnh đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 5.000 tỷ đồng theo cam kết hợp tác toàn diện. Đây là nguồn vốn mà LPBank tài trợ cho các dự án bất động sản của Hưng Thịnh và các công ty thành viên, được giải ngân theo tiến độ cụ thể để tiếp tục xây dựng và phát triển các dự án.
Tương tự như các doanh nghiệp bất động sản khác, Hưng Thịnh và các công ty thành viên rơi vào khủng hoảng trái phiếu với quy mô huy động lớn nhưng liên tục không thể thanh toán lãi và gốc nhiều lô trái phiếu đến hạn. Gói tín dụng của LPBank giúp tháo gỡ nút thắt về vốn cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn Hưng Thịnh và hàng trăm nhà thầu tại các dự án đang dang dở.
VPBank, TPBank và MB rót vốn trở lại các dự án Novaland
Nửa cuối năm 2023, Novaland đã tái khởi động một loạt dự án sau khi được gỡ vướng về pháp lý với sự đồng hành của các ngân hàng VPBank, MB và TPBank. Riêng MB gần đây cam kết gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho dự án NovaWorld Phan Thiet.
Bên cạnh đó, cả VPBank và TPBank đều công bố các chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân mua bất động sản nhà ở tại các dự án của Novaland.
Với nguồn vốn tài trợ từ các ngân hàng, sức sống đã trở lại các dự án của Novaland tại TP.HCM, Phan Thiết, Hồ Tràm. Cùng với đó, tình hình tài chính của tập đoàn cũng đang dần được cải thiện sau khi nhiều khoản trái phiếu được gia hạn, một số trái chủ đồng ý hoán đổi nợ thành sản phẩm bất động sản. Novaland cũng mới thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để tái cấu trúc nợ và bổ sung nguồn vốn cho các dự án.
BIDV cấp hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng cho DIC Corp
Mới đây, HĐQT DIC Corp vừa thông qua chủ trương vay vốn tại BIDV với tổng hạn được cấp là 2.000 tỷ đồng, thời hạn vay 5 năm để thanh toán các chi phí liên quan đến việc phát triển đầu tư.
Với việc sở hữu quỹ đất hàng nghìn ha, DIC Corp có thế mạnh trên thị trường bất động sản, tuy nhiên để triển khai dự án và bán hàng, doanh nghiệp này cần huy động vốn rất lớn trong thời gian tới. Trước đó, DIC Corp công bố huy động 2.100 tỷ đồng trái phiếu có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng.
OCB cho vay công ty con của Nam Long và Khang Điền
Nam Long và Nhà Khang Điền là hai nhà phát triển bất động sản hàng đầu khu vực phía Nam, đồng loạt công bố các thỏa thuận tín dụng với OCB trong thời gian qua.
Theo đó, Nam Long sẽ bảo lãnh cho công ty con là Paragon Đại Phước vay 1.300 tỷ đồng tại OCB với mục đích tài trợ cho dự án khu biệt thự Đại Phước Paragon, Đồng Nai. Dự án có quy mô 45,5 ha, đã hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng và đóng tiền sử dụng đất 100%.
Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh bất động sản Bình Trưng thuộc Nhà Khang Điền sẽ vay vốn tại OCB với hạn mức 2.400 tỷ đồng để thực hiện dự án tại phường Bình Trưng Đông và phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. HCM, thời gian 84 tháng từ ngày giải ngân.
Nhà Khang Điền sẽ cam kết bảo lãnh để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thanh toán thay trong trường hợp công ty Bình Trưng vi phạm nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.
Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường trái phiếu vẫn đối mặt áp lực trái phiếu đến hạn, dòng tiền từ thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự hồi phục, vốn tín dụng ở điều kiện thị trường mới lại trở thành kênh huy động vốn chủ lực đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, các ngân hàng sẽ thận trọng hơn trước các quyết định giải ngân. Các thỏa thuận tín dụng trên tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có tình hình tài chính phục hồi tốt (Phát Đạt, DIC Corp - không còn áp lực về trả nợ trái phiếu); quỹ đất lớn với các dự án sạch, được “cởi trói” về pháp lý (Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Đất Xanh) hay các phương án kinh doanh hiệu quả, dự án đảm bảo được dòng tiền trả nợ.
Rào cản ngăn ngân hàng rót vốn cho bất động sản
‘Làm đúng’ để tăng trưởng đột phá
Tăng trưởng kinh tế đạt mức 6 – 7% mỗi năm dù còn nhiều điểm nghẽn, cho thấy nếu khơi thông điểm nghẽn, mức tăng trưởng hai con số là hoàn toàn khả thi.
Chủ tịch FPT cam kết 8 điểm đột phá cho kỷ nguyên mới
Thông qua Nghị quyết 57, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tin rằng, Việt Nam có thể vươn lên ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, những công nghệ lõi mà mọi quốc gia đều cần.
Ngân hàng Nhà nước hút ròng trước áp lực tỷ giá tăng cao
Theo dữ liệu từ Wichart, để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng gần 52.600 tỷ đồng chỉ trong vòng một tuần qua.
Dragon Capital: Đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng kinh tế 2025
Lãnh đạo Dragon Capital khẳng định nếu niềm tin của khối doanh nghiệp tư nhân cao thì tăng trưởng kinh tế hai con số không khó.
Đón 'Tết bên thềm nhà' cùng phong cách sống resort living tại Lagoon Residences
Những tin vui từ thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long và cơ hội đầu tư tiềm năng trong năm 2025, đã được đại diện nhà phát triển BIM Land và Địa ốc MGV chia sẻ tới khách hàng, trong khuôn khổ bữa tiệc ấm cúng đón xuân “Tết bên thềm nhà” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Bước đột phá chiến lược trong thu hút đầu tư
Quỹ Hỗ trợ đầu tư có thể giúp thu hút các dự án công nghệ cao, góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và hội nhập quốc tế.
ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm tổng giám đốc
Ông Từ Tiến Phát cùng ban lãnh đạo đã lèo lái ACB liên tục có những bước tiến ấn tượng trong suốt những năm vừa qua.