UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
Dù đã đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng nhưng hiện dự án khu dân cư Bình Khánh (Q.2, TP. HCM) vẫn chưa thể tiếp tục triển khai, việc đình trệ này đã và đang ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của Tập đoàn Novaland cũng như lợi ích của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tập đoàn Novaland vừa có đơn gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cầu cứu khẩn cấp xin tiếp tục được thực hiện dự án khu dân cư Bình Khánh (diện tích 30,224ha tại P. Bình Khánh, Q.2, TP.HCM) do Công ty TNHH phát triển quốc tế Thế Kỷ 21 (công ty thành viên của Tập đoàn Novaland) làm chủ đầu tư để tránh bị mất thanh khoản.
Trong đơn, Novaland khẩn cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho công ty con của doanh nghiệp là Công ty TNHH phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 được tiếp tục phát triển dự án khu dân cư Bình Khánh vì đây là dự án đủ điều kiện bán hàng và Novaland đã bỏ vào dự án này hơn 6.000 tỷ đồng.
Theo Tập đoàn Novaland, trong quá trình phát triển dự án, đặc biệt từ năm 2018 đến nay, các dự án bất động sản của nhiều chủ đầu tư đã gặp phải khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh. Với Novaland là việc triển khai phát triển dự án khu dân cư Bình Khánh do Công ty TNHH phát triển quốc tế Thế Kỷ 21 làm chủ đầu tư.
Việc cho Novaland tiếp tục triển khai dự án, ngoài giúp công ty có nguồn thu còn giúp 200 nhà đầu tư nước ngoài hiện đang đầu tư vào tập đoàn yên tâm tiếp tục bỏ vốn để Novaland phát triển tiếp các dự án dở dang.
Dự án khu dân cư Bình Khánh đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với hơn 506 căn hộ tái định cư và đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn khu, đang tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2.
Nằm trong thỏa thuận mua lại các căn hộ tái định cư thuộc dự án giữa chủ đầu tư và đại diện TP. HCM là Ban quản lý đầu tư – xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm (Ban quản lý Thủ Thiêm).
Do ngân sách thành phố có khó khăn nên dự án được thống nhất thực hiện phương án hoàn tất giai đoạn 1, không đầu tư xây dựng giai đoạn 2 và dùng quỹ đất giai đoạn 2 để tạo vốn thanh toán cho giai đoạn 1.
Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với toàn bộ diện tích khu đất cho dự án Bình Khánh đã được Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q.2 hoàn tất. UBND TP. HCM đã ban hành quyết định chấp thuận cho chủ đầu tư dự án Bình Khánh tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 là căn hộ thương mại do không còn nhu cầu sử dụng cho tái định cư.
Tuy nhiên, quá trình rà soát chung do UBND TP. HCM tiến hành ở Thủ Thiêm, dự án khu dân cư Bình Khánh cũng như các dự án bất động sản khác bị rà soát kéo dài dẫn đến việc chậm triển khai và phát sinh nhiều hệ quả, đặc biệt là chi phí vốn cho đầu tư, xây dựng…
Novaland cùng các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào dự án này khoảng gần 6.000 tỷ đồng. Nhưng đến nay, tập đoàn và các bên liên quan vẫn chưa thể tiếp tục triển khai phát triển dự án.
Việc đình trệ này đã và đang ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của tập đoàn, cũng như lợi ích của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Do đó, Tập đoàn Novaland đã gửi đơn thư giải trình, kêu cứu đến Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan để xem xét, hỗ trợ tháo gỡ cho doanh nghiệp được tiếp tục triển khai trong thời gian sớm nhất nhằm giúp ổn định môi trường kinh doanh và tạo sự tin tưởng hơn nữa cho môi trường đầu tư.
Trước đó, tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2019 với chủ đề “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – Hội nhập, hiệu quả, bền vững” do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành tiếp tục cải cách thể chế, kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch.
Cụ thể, HoREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ các vướng mắc, "điểm nghẽn” của thị trường bất động sản, để thị trường phục hồi và tăng trưởng trở lại, tạo điều kiện người dân có nhà ở.
Vì thực tế trong 2 năm qua thị trường bất động sản TP. HCM đã sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là tình trạng thiếu nhà ở thương mại mức giá vừa túi tiền người dân và nhà ở xã hội. TP. HCM đã có nhiều dự án phải tạm dừng vì không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng hoặc dừng triển khai.
Báo cáo của HoREA cho biết, riêng tại TP. HCM, từ tháng 10/2015 đến hết năm 2018, có đến 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng và 158 dự án bất động sản có nguồn gốc quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý phải rà soát lại thủ tục pháp lý, cá biệt có một số trường hợp thuộc diện phải thanh tra, điều tra.
Riêng năm 2018 nguồn cung dự án nhà ở mới sụt giảm 42%, số lượng dự án giảm 40%, số lượng nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn giảm 16,31% số dự án và 34,14% về số lượng căn so với cùng kỳ.
Tháng 3/2019, lãnh đạo thành phố và cơ quan có thẩm quyền của Trung ương đã quyết định cho 124 dự án được vận hành trở lại bình thường, nhưng trên thực tế hầu hết các dự án này vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường. Năm 2019, toàn thành phố chỉ có 01 “dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất ở” được Ủy ban nhân dân thành phố “chấp thuận chủ trương đầu tư”, giảm 12 dự án (giảm 92%). Chỉ có 04 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư”, giảm 24 dự án (giảm 85%). Chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận đầu tư”, giảm 64 dự án (giảm 80%).
Tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở dẫn đến giá nhà đất tăng, làm cho khách hành bị thiệt hại vì phải mua nhà với giá cao hơn. Bên cạnh đó, phần lớn người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp nên khó mua nhà hơn.
Từ năm 2015, Tập đoàn Novaland đã nắm quyền kiểm soát Công ty TNHH phát triển quốc tế Thế Kỷ 21 thông qua việc sở hữu gián tiếp Công ty bất động sản Khải Hưng. Đến tháng 4 và tháng 8/2016, Công ty Khải Hưng đã mua thêm cổ phần của Công ty TNHH phát triển quốc tế Thế Kỷ 21, tăng tỷ lệ sở hữu lên 99%. Novaland đã chi hơn 5.200 tỷ đồng để nắm quyền sở hữu 99% cổ phần của Công ty TNHH phát triển quốc tế Thế Kỷ 21.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.