Xuất khẩu nông sản thêm áp lực
Việc Thái Lan và EU tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do có thể khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp nhiều áp lực.
Tái sử dụng rơm đem lại nhiều giá trị, giúp nâng cao thu nhập cho bà con nông dân so với phương pháp “đốt đồng” thông thường.
Là hợp tác xã đầu tiên thí điểm Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án 1 triệu ha lúa), ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thuận Tiến, cho biết vẫn chưa tìm ra giải pháp cho thói quen đốt rơm rạ của bà con.
Theo ông Khải, thói quen đốt rơm rạ hay còn gọi là “đốt đồng” xuất phát từ mục đích diệt mầm bệnh, tuy nhiên lại gây ra khí thải ô nhiễm, đồng thời lãng phí rơm rạ vốn có thể đem lại nhiều giá trị kinh tế.
Các xã viên thuộc Hợp tác xã Thuận Tiến được tham gia nhiều chương trình tập huấn về thu gom, tái sử dụng rơm rạ theo hướng kinh tế tuần hoàn nhưng chưa triển khai nhiều trong thực tiễn, bởi thiếu máy móc và chi phí tương đối cao.
Ngoài ra, chưa có đơn vị nào thu mua rơm rạ của nông dân, trong khi giá trị ứng dụng của rơm rạ đối với Hợp tác xã Thuận Tiến vẫn còn khiêm tốn.
Cụ thể, hiện tại mới chỉ có một số nông hộ gom rơm về phủ vườn trái cây nhưng chi phí thu gom rơm có thể lên đến 1 triệu đồng cho mỗi ha, trong khi không tạo lợi ích đáng kể cho cây ăn trái. Vì vậy, để tiết kiệm công sức, bà con đa phần vẫn lựa chọn cách đốt bỏ ngay trên ruộng.
Không chỉ Hợp tác xã Thuận Tiến mà đa phần bà con nông dân miền Tây vẫn chưa tìm ra giải pháp tái sử dụng rơm rạ hiệu quả trong thực tế, dù có nhiều mô hình đã được đưa ra triển khai thí điểm.
Thông tin từ Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với 4 triệu ha lúa, Đồng bằng sông Cửu Long tạo ra khoảng 24,4 triệu tấn rơm rạ mỗi năm, trong đó 70% được đốt bỏ hoặc vùi vào ruộng.
Việc đốt bỏ và vùi rơm vào ruộng tạo CO2 và CH4, góp phần khiến canh tác lúa đạt mức phát thải lên đến 88,6 triệu tấn carbon tương đương mỗi năm. Bên cạnh đó, đốt rơm dù tiêu diệt sâu hại nhưng cũng tiêu diệt luôn cả sinh vật có lợi cho cây lúa trong đất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của vụ lúa.
Trong khi đó, nếu ứng dụng các giải pháp tái sử dụng hiệu quả, rơm rạ có thể đem lại giá trị khá cao, chẳng hạn như trồng nấm, ủ phân vi sinh hoặc đơn giản hơn là làm thức ăn, đệm lót cho gia súc.
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật TP. Cần Thơ, cho biết, từ thực tế của các mô hình thí điểm ở Cần Thơ, ứng dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn vào chuỗi xử lý rơm rạ bao gồm dùng rơm trồng nấm, lấy bã nấm ủ phân hữu cơ để bón cho cây lúa, thu nhập của nông dân có thể tăng đến 55%.
Hợp tác xã New Green Farm là một trong những đơn vị tích cực triển khai mô hình nâng cao sinh kế thông qua tái sử dụng rơm ở Cần Thơ. Ông Đồng Văn Cảnh, Giám đốc Hợp tác xã New Green Farm, cho biết, bên cạnh trồng nấm theo cách truyền thống, các xã viên còn phát triển mô hình trồng nấm trong nhà đem lại năng suất cao gấp đôi.
Nếu không tái sử dụng rơm, nông dân có thể bán cho doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam mới đây đã thông tin, có doanh nghiệp nước ngoài muốn mua 1 triệu tấn rơm mỗi năm để luyện thép.
Thứ trưởng cho biết, doanh nghiệp này định đặt nhà máy ở Hà Tĩnh nhưng đã thay đổi phương án sau khi biết đến đề án 1 triệu ha lúa. Phương án mới của doanh nghiệp là đặt nhà máy ở Bình Dương với quy mô khoảng 200ha, thiết lập một số điểm để tập kết rơm ở các tỉnh miền Tây.
Việc Thái Lan và EU tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do có thể khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp nhiều áp lực.
Các loại nông sản, trái cây theo mùa như bơ, vải, thanh long, sầu riêng thường gặp rủi ro “được mùa mất giá” khi vào vụ thu hoạch do cung tăng ồ ạt, thiếu phương án thị trường cũng như chế biến.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, đến nay vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế, là nền tảng duy trì an ninh lương thực trong nước và khu vực.
“Thuận thiên” là giải pháp bền vững giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.