Khởi nghiệp
OlpaCRM nhận vốn vòng hạt giống từ GOSU
OplaCRM được thành lập năm 2022 bởi ông Nam Nguyễn và ba người bạn học cùng Đại học Bách Khoa TP. HCM. Dù xuất hiện trên thị trường chưa lâu, nhưng OplaCRM đã gây chú ý trong cộng đồng giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
OplaCRM - nền tảng quản trị đội ngũ bán hàng dành riêng cho các doanh nghiệp đã công bố nhận đầu tư chiến lược từ GOSU trong vòng hạt giống.
Ông Nguyễn Bình Nam - nhà sáng lập và CEO OplaCRM cho biết số tiền huy động được sẽ dùng để phát triển đội ngũ kinh doanh và mở rộng sang thị trường Mỹ.
"Khoản đầu tư chiến lược này không những có ý nghĩa về mặt về mặt tài chính, mà còn giúp tận dụng những thế mạnh về xây dựng trải nghiệm người dùng thông qua kinh nghiệm bán vào thị trường quốc tế, bảo mật và hiệu suất xử lý dữ liệu lớn của GOSU", ông Nam chia sẻ.
OplaCRM được thành lập năm 2022 bởi ông Nguyễn Bình Nam và ba người bạn học cùng Đại học Bách Khoa TP. HCM. Dù xuất hiện trên thị trường chưa lâu, nhưng OplaCRM đã gây chú ý trong cộng đồng giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
OplaCRM là giải pháp phục vụ bộ phận bán hàng, kinh doanh cho các doanh nghiệp trong ngành hóa chất, sắt thép, thiết bị công trình, xây dựng, xuất nhập khẩu, tư vấn giải pháp công nghệ thông tin, marketing agency…
Hiện OplaCRM đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong đó nổi bật là KTG Electric, đơn vị cung cấp thiết bị điện và chiếu sáng thương hiệu AC Electric, Comet Electric và phân phối độc quyền miền Nam nhóm hàng quạt điện Mitsubishi.
Theo ông Lê Thanh Minh - Chủ tịch HĐQT GOSU, đây là khoản đầu tư chiến lược được phía GOSU kỳ vọng rất lớn vào nội lực và cách thức xây dựng, phát triển sản phẩm của đội ngũ OplaCRM.
GOSU là một trong top 5 nhà phát hành game tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, đơn vị liên tục mở rộng quy mô, không chỉ dừng lại ở việc phát hành các game ở cả trong và ngoài nước, mà GOSU còn tự chủ về công nghệ sản xuất, hợp tác quốc tế, tạo ra các sản phẩm mang giá trị toàn cầu.
Startup xe điện Selex Motors nhận tài trợ 3 triệu USD từ ADB Ventures
Startup xe điện Selex Motors nhận tài trợ 3 triệu USD từ ADB Ventures
Selex Motors hiện là startup tiên phong phát triển hệ sinh thái xe điện tối ưu dành cho vận tải chặng cuối nhằm giảm chi phí vận hành và tác động tới môi trường.
Baemin lấn sân bán mỹ phẩm
Đại diện Baemin cho biết, bên cạnh nhu cầu về ăn uống, lĩnh vực mỹ phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe là ngành hàng được giới trẻ Việt Nam quan tâm và đầu tư nhiều nhất.
Startup ‘săn lùng” vị trí tạo doanh thu
Trong giai đoạn khủng hoảng, thay vì mở rộng và thử nghiệm mới, các startup đang tập trung hầu hết nguồn lực vào việc tạo ra doanh thu. Vì vậy, những vị trí tạo ra doanh thu sẽ là những vị trí được các startup ưu tiên tuyển dụng.
Fintech Việt Nam khó thăng hoa nếu thiếu hành lang pháp lý
Ông Dương Quốc Anh - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đánh giá, mặc dù công nghệ tài chính đang phát triển rất nhanh, nhưng cho tới nay, chưa quốc gia nào có thể khẳng định đủ hệ thống pháp lý, kể cả Việt Nam.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thái Bình vươn mình ra biển
“Quê lúa” đang quyết tâm vươn mình bằng chiến lược lấn biển táo bạo để mở rộng không gian phát triển mới, đặt mục tiêu biến công nghiệp trở thành trụ cột tăng trưởng, tạo đột phá trong hành trình chuyển mình từ một tỉnh thuần nông thành trung tâm công nghiệp hiện đại.
Tinh hoa thêu tay Minh Lãng
Giữa dòng chảy thời gian và sự thay đổi không ngừng của xã hội, nghề thêu tay Minh Lãng, với những tinh hoa và kỹ thuật truyền thống, vẫn kiên trì tồn tại và phát triển, giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc qua từng đường kim, mũi chỉ.
Cuộc cách mạng thầm lặng
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ không chỉ tạo ra những sáng chế “triệu đô” trong ngành công nghệ in ấn của thế giới, mà còn là một trong những doanh nhân tiên phong trong việc đưa công nghệ cao vào nông nghiệp tại Việt Nam.
Du lịch cần đột phá
Biến du lịch thực sự trở thành một trong ba “cỗ máy kiếm tiền” và đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới.
Vươn mình từ sức mạnh nội sinh
Tinh thần dân tộc cùng khát vọng vươn lên đang trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, đưa con tàu Việt Nam tiến nhanh trên hành trình chinh phục đích thịnh vượng.
Đi tìm hương vị cà phê đặc sản
Nỗi băn khoăn về vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, cùng câu hỏi làm sao nâng cao giá trị hạt cà phê đang dần tìm được lời giải.
Ngân vang chèo Thái Bình
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ thuật chèo Thái Bình kiên cường giữ gìn giá trị truyền thống, vượt qua khó khăn để khẳng định vị thế văn hóa dân tộc.