Ông Bùi Danh Liên: BRT Hà Nội kém hiệu quả, gây thêm ùn tắc

An Chi Thứ năm, 21/09/2017 - 08:13

Vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đặc quyền có làn riêng chiếm 1/3 tuyến đường, thế nhưng theo các chuyên gia hiệu quả thực tế của BRT Hà Nội chưa tương xứng với mức đầu tư và ưu tiên của toàn xã hội.

BRT Hà Nội. Ảnh: Soha

TP. HCM vừa thống nhất dừng triển khai tuyến buýt nhanh (BRT) đầu tiên trên đại lộ Đông bởi cho rằng vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả vận chuyển không tương xứng. Thay vào đó, Sở Giao thông vận tải sẽ đưa vào khai thác xe buýt chất lượng cao trên lộ trình này.

Tại Hà Nội, tuyến BRT đầu tiên đã vận hành được 8 tháng với kỳ vọng là một cú hích, khuyến khích người dân tham gia giao thông công cộng nhiều hơn và góp phần giảm tải ùn tắc. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của BRT Hà Nội chưa được người dân và các chuyên gia đánh giá cao.

Theo báo cáo kết quả vận hành BRT Yên Nghĩa - Kim Mã sau 8 tháng hoạt động của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Sở Giao thông vận tải Hà Nội), buýt nhanh đã thực hiện trên 82.400 lượt xe (ngày thường 358 lượt, Chủ nhật: 264 lượt), vận chuyển trên 3,2 triệu lượt khách. Dịch vụ của tuyến có độ tin cậy cao: lượt xe thực hiện đạt 99,99% so với kế hoạch; lượt xe xuất bến đúng giờ đạt tỷ lệ cao (98,9%).

Hành khách bình quân gần 13.000 hành khách/ngày. Vào các cung giờ cao điểm đã bước đầu có dấu hiệu quá tải: bình quân 70 hành khách/lượt xe, nhiều lượt xe vận chuyển từ 105 - 115 hành khách. Bến Kim Mã là điểm đông khách nhất: trên 2.000 lượt khách/ngày. Sản lượng hành khách trên tuyến BRT luôn thuộc nhóm các tuyến có sản lượng hành khách vận chuyển cao trong toàn mạng lưới.

Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị, vào giờ cao điểm, có những chuyến xe chở tới 110 - 115 hành khách, trong khi theo quy định năng lực chứa của xe là 90 hành khách.

Hiện công suất của BRT Hà Nội đạt 13.000 khách trong một ngày, thấp hơn nhiều lần so với trung bình của thế giới. Giờ cao điểm, cứ 5 phút có 1 chuyến BRT chở theo hơn 100 khách. Trong khi đó ở làn bên cạnh, có gấp nhiều lần người dân đang di chuyển. Phương tiện của họ phải đóng đủ loại thuế phí, có quyền đi lại bình đẳng trên các tuyến đường nhưng lại phải chen chúc để nhường 1/3 đường cho BRT.

Theo ghi nhận của phóng viên trên một chuyến xe bus, 7h30 sáng, xe bus BRT đi từ Lê Văn Lương về Kim Mã, hành khách phải chen chúc để có một chỗ đứng. Cùng thời điểm tại hướng ngược lại, từ Kim Mã về Lê Văn Lương qua 2 nhà chờ có 20 khách trên xe. Đây là giờ cao điểm nhưng tuyến này không nhiều khách, do buổi sáng người dân đi từ ngoại thành vào nội thành nhiều hơn.

Theo ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội cho rằng, phương thức vận tải hành khách công cộng nhiều nước đã áp dụng và thành công, tuy nhiên, tại Việt Nam quy hoạch hạ tầng giao thông có những đặc thù riêng. 

Ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội

Với hạ tầng giao thông càng ngày càng yếu kém, khi đầu tư BRT, người dân và xã hội rất kỳ vọng vào việc sẽ được thụ hưởng một sản phẩm hiện đại. Song không ngờ do việc khảo sát đánh giá không chính xác dẫn đến BRT không đạt hiệu quả cao.

Sau 8 tháng đi vào hoạt động, vừa qua Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị đã công bố nhiều số liệu nhưng theo tôi BRT chưa đạt yêu cầu với mức đầu tư, thậm chí càng làm tuyến đường thêm ùn tắc.

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội đánh giá cao khi TP. HCM quyết định dừng triển khai tuyến buýt nhanh đầu tiên của thành phố này trên cơ sở bài học của Hà Nội và thế giới. TP. HCM đã nhìn thấy hệ lụy của Hà Nội nên họ chuyển hướng xây dựng tuyến xe bus chất lượng cao để thu hút và tạo thuận lợi cho người dân hơn, ông Bùi Danh Liên nói.

Đồng quan điểm, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho rằng, việc TP. HCM đóng cửa việc thực hiện BRT không hiệu quả, hoạt động không tương xứng với mức đầu tư là rất đáng hoan nghênh. 

Trong khi đó, tại Hà Nội các dự án giao thông đang rất dàn trải, càng dàn trải càng lắm dự án và càng nhiều phí. Dẫn đến cuối cùng làm gì cũng dở dang, đằng sau đó là lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực...

Lấy ví dụ như tại thời điểm Hà Nội định làm đường sắt trên cao, Công ty bê tông Xuân Mai (Vinaconex) có đề xuất xây đường sắt 1 ray để tiết kiệm chi phí. Công ty này cũng nhận đầu tư đoạn từ Hà Hội – Hà Đông - Xuân Mai. Tuy nhiên, Tổng cục đường sắt đã đưa phương án đường sắt 2 ray do cho rằng năng xuất vận chuyển của đường sắt 1 ray không đáp được ứng yêu cầu, mỗi giờ chỉ được 2 vạn người.Trong khi đó đường sắt 2 ray mỗi giờ chở được 4 vạn người.

Thế nhưng, công suất gấp đôi nhưng kinh phí gấp 10. Ở các nước khác chỉ 10 triệu USD/km đường sắt, trong khi đó tại Việt Nam là 100 triệu USD. 

Do đó, trở lại với câu chuyện BRT, bài toán đặt là trong bối cảnh hiện nay là việc đầu tư của Chính phủ nên tập trung vào những gì quan trọng nhất cho phát triển quốc gia trong thời điểm hiện tại. Cần cân đối giữa mức đầu tư và hiệu quả, tránh đầu tư lãng phí trong khi đó lại chưa mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, ông Liêm nhấn mạnh.

Trưởng đại diện JICA Nhật Bản: 'Hiệu quả BRT còn phụ thuộc người đi xe buýt có chấp nhận sử dụng hay không'

Trưởng đại diện JICA Nhật Bản: 'Hiệu quả BRT còn phụ thuộc người đi xe buýt có chấp nhận sử dụng hay không'

Leader talk -  7 năm

Để mô hình xe buýt BRT hoạt động có hiệu quả, không phải chỉ phụ thuộc vào tình trạng giao thông hiện tại, luật hiện hành mà còn do người đi xe buýt có chấp nhận và sử dụng không.

Hà Nội trao thưởng 2 tỷ đồng cho đề xuất chống ùn tắc giao thông bằng phát triển BRT

Hà Nội trao thưởng 2 tỷ đồng cho đề xuất chống ùn tắc giao thông bằng phát triển BRT

Tiêu điểm -  7 năm

Giải thưởng ý tưởng chống ùn tắc giao thông trị giá 100.000 USD đã được trao cho liên danh ba đơn vị, trong đó có hai công ty nước ngoài.

Dừng triển khai tuyến buýt nhanh BRT số 1 ở Sài Gòn

Dừng triển khai tuyến buýt nhanh BRT số 1 ở Sài Gòn

Tiêu điểm -  7 năm

UBND TP. HCM thống nhất dừng triển khai tuyến buýt nhanh số 1 trên đại lộ Đông Tây, thay vào đó Sở Giao thông vận tải đưa vào khai thác xe buýt chất lượng cao trên lộ trình này.

Vì sao hệ thống BRT đầu tiên của Ngân hàng Thế giới tại Châu Á lại chưa hiệu quả?

Vì sao hệ thống BRT đầu tiên của Ngân hàng Thế giới tại Châu Á lại chưa hiệu quả?

Tiêu điểm -  7 năm

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hệ thống BRT Hà Nội là một hệ thống thiết kế và quy hoạch còn nhiều "lỗi".

Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự

Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự

Tiêu điểm -  14 giờ

Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.

Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết

Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết

Tiêu điểm -  21 giờ

Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.

Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ

Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ

Tiêu điểm -  1 ngày

Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Các dự án đường sắt sẽ tăng sức hút

Các dự án đường sắt sẽ tăng sức hút

Tiêu điểm -  1 ngày

Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.

TP.HCM thí điểm bỏ cấp phép xây dựng tại nhiều khu vực từ 1/7

TP.HCM thí điểm bỏ cấp phép xây dựng tại nhiều khu vực từ 1/7

Tiêu điểm -  1 ngày

TP.HCM dự kiến thí điểm bỏ cấp giấy phép xây dựng cho các dự án nhà ở, chủ yếu tại quận 7, TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

'Người cũ' của TPBank được bổ nhiệm làm tân chủ tịch TPS

'Người cũ' của TPBank được bổ nhiệm làm tân chủ tịch TPS

Tài chính -  14 giờ

Từ tháng 2/2012 đến nay, tân chủ tịch TPS - ông Nguyễn Hồng Quân là Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).

'Đầu tàu' Waterpoint dẫn dắt đà tăng trưởng của Nam Long

'Đầu tàu' Waterpoint dẫn dắt đà tăng trưởng của Nam Long

Doanh nghiệp -  14 giờ

Nam Long đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số tích cực trong thời gian qua, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ tại các tỉnh vệ tinh TP.HCM.

Giá heo tăng mạnh, lợi nhuận Dabaco 'bay xa'

Giá heo tăng mạnh, lợi nhuận Dabaco 'bay xa'

Doanh nghiệp -  14 giờ

Dabaco được dự báo sẽ đạt lợi nhuận sau thuế ở quanh mức 500 tỷ đồng trong quý II/2025, qua đó hoàn thành kế hoạch năm 2025 chỉ trong hai quý đầu năm.

Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự

Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự

Tiêu điểm -  14 giờ

Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.

Chiêm ngưỡng siêu dự án triển lãm lớn nhất Đông Nam Á với sân nhạc hội 50.000 chỗ ngồi

Chiêm ngưỡng siêu dự án triển lãm lớn nhất Đông Nam Á với sân nhạc hội 50.000 chỗ ngồi

Ống kính -  19 giờ

Sau gần 10 tháng thi công thần tốc, công trình Trung tâm triển lãm Việt Nam đã được bàn giao cho Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch.

Vietravel Airlines sở hữu tàu bay đầu tiên, tăng tốc xây dựng hệ sinh thái hàng không - logistics

Vietravel Airlines sở hữu tàu bay đầu tiên, tăng tốc xây dựng hệ sinh thái hàng không - logistics

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Vietravel Airlines vừa đón tàu bay Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu riêng – bước đi đánh dấu sự chuyển mình chiến lược của hãng trong hành trình tái cấu trúc, mở rộng và tích hợp vào hệ sinh thái hàng không – logistics của Tập đoàn T&T Group.

Để du lịch Quảng Ninh giữ chân dòng khách thượng lưu

Để du lịch Quảng Ninh giữ chân dòng khách thượng lưu

Leader talk -  20 giờ

Chuyển từ lượng sang chất, từ khách đại trà sang dòng có gu và chi tiêu cao là bước đi tất yếu của Quảng Ninh - một điểm đến định hướng đẳng cấp toàn cầu.