Ông Lê Hải Trà: 'Giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày toàn thị trường có thể lên hơn 500 triệu USD'
Giản Phúc
Thứ hai, 04/09/2017 - 08:10
Ông Lê Hải Trà, Phụ trách Hội đồng quản trị HOSE cho biết, giá trị giao dịch toàn thị trường có thể đạt tới 10.000 tỉ đồng/ngày nhờ những thay đổi đang diễn ra
Ông Lê Hải Trà, Phụ trách Hội đồng quản trị HOSE.
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã hoàn thành gần 96% kế hoạch cả năm, lãi trước thuế tăng gấp đôi cùng kỳ. Đây là kết quả khá ấn tượng kể từ khi ông Lê Hải Trà ngồi vào chiếc ghế phụ trách điều hành của HOSE từ tháng 11/2016.
TheLEADER đã có buổi trao đổi với ông Lê Hải Trà về những định hướng sắp tới của HOSE nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.
Thưa ông, HOSE đã đạt được sự tăng trưởng về kết quả kinh doanh “ngoạn mục” trong những tháng đầu năm 2017 như thế nào?
Tất cả nhờ vào sự tăng trưởng của thị trường. Trong 7 tháng đầu năm 2017, chỉ số VN-Index tăng 17%, đứng đầu trong khi vực ASEAN; giá trị vốn hóa thị trường tăng hơn 30%, giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày tăng gần 70%, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 500 triệu USD... Đó là những yếu tố tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục về doanh thu và lợi nhuận của HOSE.
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017, HOSE đã hoàn thành gần 96% kế hoạch cả năm, lãi trước thuế tăng gấp đôi cùng kỳ.
Với đà tăng trưởng này, ông dự kiến đến năm 2020, quy mô vốn hóa của HOSE là bao nhiêu?
Mục tiêu đến năm 2020 của HOSE, quy mô vốn hóa thị trường sẽ chiếm đến 60% GDP. Hiện tại, vốn hóa HOSE chiếm 42% GDP Việt Nam năm 2016 – đạt 86,5 tỷ USD vào ngày 29/8/2017 (GDP năm 2016 là hơn 202 tỷ USD).
Thưa ông, việc triển khai sản phẩm Chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant) đang thực hiện đến đâu?
Sản phẩm này đang trong quá trình tích cực chuẩn bị và dự kiến được giao dịch chính thức vào tháng 11/2017. Quá trình này đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian, nó liên quan đến việc đào tạo, chỉnh sửa hệ thống công nghệ thông tin, văn bản pháp quy…
Sản phẩm này hứa hẹn sẽ tạo ra cú huých về thanh khoản của các cổ phiếu cơ sở - được các công ty chứng khoán lựa chọn và phát hành chứng quyền.
Ông đánh giá thế nào về tác động của chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua?
Trên thực tế, chính sách cổ phần hóa gắn với niêm yết tạo ra nhiều tác động tích cực về tăng trưởng quy mô vốn hóa đến thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần lớn trong việc quy mô vốn hoá của Hose tăng hơn gấp đôi trong 3 năm qua.
Về vấn đề cổ phần hoá và thoái vốn, Chính phủ đang tiếp tục nghiên cứu và triển khai những cách làm mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc, đẩy mạnh quá trình này, ví dụ như kỹ thuật dựng sổ (book building). Đây là thông lệ ngân hàng đầu tư phổ biến và hiệu quả của các doanh nghiệp lớn trên thế giới khi thực hiện IPO.
Gần đây, có ý kiến cho rằng cần tăng biên độ dao động giá cổ phiếu, ông thấy điều này có cần thiết không?
Điều này không cần thiết. Về bản chất, trong một thị trường hoạt động ổn định và thanh khoản tốt, giá cổ phiếu sẽ không có nhiều biến động. Biên độ dao động hiện nay 7% cũng không phải là nhỏ cho 1 ngày giao dịch.
Nới biên độ giá chỉ thật sự có ý nghĩa trong trường hợp doanh nghiệp có những thay đổi lớn tác động đến giá cổ phiếu. Chẳng hạn như cổ phiếu mới lên sàn, biên độ giao dịch ngày đầu lên đến +/- 20%. Giải pháp trong một số trường hợp khác là HOSE cho ngừng giao dịch cổ phiếu đó, rồi mở rộng biên độ khi cho giao dịch trở lại, tạo điều kiện cho quá trình xác lập lại mặt bằng giá cổ phiếu.
Một số thị trường trên thế giới không sử dụng biên độ (như Mỹ). Tuy nhiên, họ có những cơ chế quản lý rủi ro khác khi có những biến động lớn trên thị trường, như hệ thống ngắt mạch để ngừng giao dịch khi cần thiết.
HOSE hiện đang làm gì để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán?
HOSE đang chủ trì một dự án thay đổi hoàn toàn nền tảng công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam, áp dụng cho cả hai Sở (HOSE và HNX) và cả Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD). Dự án này HOSE đang triển khai cùng với nhà thầu Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc. Dự kiến đến cuối năm 2018, dự án này sẽ hoàn tất.
Nền tảng công nghệ thông tin thay đổi giúp cho quá trình quản lý và vận hành thị trường linh hoạt hơn, quản trị rủi ro tốt hơn. Theo đó, có thể triển khai cơ chế giao dịch và sản phẩm mới thuận lợi hơn sẽ giúp cải thiện đáng kể thanh khoản như mua bán liên tục trong ngày, bán khống (short sell)…
Cùng với sự tăng trưởng quy mô vốn hoá, hoạt động của thị trường phái sinh mới ra đời vừa qua và sản phẩm chứng quyền có đảm bảo trong thời gian tới, có thể nhìn thấy trong khoảng 3 năm tới, giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày toàn thị trường có thể lên hơn 10.000 tỷ đồng (500 triệu USD).
Ngoài sự thay đổi về hạ tầng công nghệ, thị trường Việt Nam còn có những tiềm năng nào để phát triển, thưa ông?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có quy mô nhỏ nhất trong 6 nước Asean hàng đầu – gọi là Asean6 (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipine và Việt Nam) . Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam có tiềm năng để phát triển mà các nước cùng khu vực thèm muốn.
Đó là sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài, và nguồn cung cho thị trường chứng khoán còn khá dồi dào.
Thời gian qua, chính sách gắn cổ phần hóa với niêm yết, giúp cho quy mô thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng. Từ 2014 đến nay, quy mô vốn lớn thị trường đã tăng gấp đôi, đạt 86,5 tỷ USD vào ngày 29/8/2017, và có thể sẽ tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.
Trong khu vực tư nhân, vốn rất năng động, nhiều doanh nghiệp đã trưởng thành hơn và thấy được cơ hội dùng thị trường chứng khoán hỗ trợ cho chiến lược phát triển dài hạn. Đây cũng là yếu tố tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ví dụ, với việc lên sàn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) niêm yết vừa qua, giá trị vốn hóa thị trường sàn HOSE đã tăng thêm hơn 2 tỷ USD.
Thực tế là dù đang được xếp hạng là thị trường cận biên theo tiêu chuẩn của MSCI, Việt Nam hiện có số lượng công ty niêm yết có giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trên $1 triệu nhiều hơn gấp đôi so với Pakistan là thị trường được xếp hạng cao hơn (thị trường mới nổi). Tiềm năng quan trọng này đã và đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng đầu tư quốc tế. Đây thật sự là cái “mỏ” rất giá trị mà các thị trường khác trong khu vực không có được.
Ngoài phát hiện vấn đề xác định không đúng giá trị doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước còn chỉ ra các hạn chế về cơ chế, chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kiến nghị với cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách còn hạn chế, bất cập trong định giá và xử lý các vấn đề tài chính.
"Mặc dù đã đi đúng hướng nhưng vẫn nhận thấy những rủi ro hữu hình khiến Việt Nam có thể bỏ lỡ mục tiêu đạt thâm hụt ngân sách 3,5% cho năm 2017, trừ phi Chính phủ có khả năng kiềm chế chi tiêu trong ngắn hạn", HSBC nhận định
Ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp cho rằng, nếu chỉ tiếp tục tư duy phát triển như cũ, chúng ta sẽ rơi vào thời kỳ suy thoái kéo dài. Nhưng nếu biết “đổi pha” đúng lúc, đây có thể là khởi đầu cho một thời kỳ phục hưng mới.
Không chỉ tái xuất với vai trò phân phối bất động sản, Cen Group dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trung Vũ đang viết lại vai trò của chính mình: bước vào sân chơi phát triển bất động sản và đồng thời nuôi tham vọng trở thành một tổ chức giáo dục hàng đầu.
Chỉ khi cải cách thể chế song hành với tính toán cân bằng thương mại, Việt Nam mới thực sự đứng vững trước những thay đổi khó lường từ chính sách thuế quan của Mỹ.
Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.
Ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp cho rằng, nếu chỉ tiếp tục tư duy phát triển như cũ, chúng ta sẽ rơi vào thời kỳ suy thoái kéo dài. Nhưng nếu biết “đổi pha” đúng lúc, đây có thể là khởi đầu cho một thời kỳ phục hưng mới.
Xanh SM công bố triển khai đồng bộ hệ thống giám sát an toàn S2S (Secure to Safe) trên toàn bộ đội xe taxi điện trên toàn quốc, dự kiến hoàn tất vào ngày 22/04/2025.
Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 4 năm 2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Tại đại hội đồng cổ đông năm nay, FPT không chỉ trình bày những con số tài chính mà còn giới thiệu chiến lược phát triển như một "quốc gia công nghệ" thu nhỏ, với các trụ cột kinh tế, bộ máy sản xuất tri thức và tầm ảnh hưởng toàn cầu.