Ông Lê Quốc Vinh: Con Cưng cần biết nhận lỗi và sửa sai

Việt Hưng Thứ hai, 06/08/2018 - 16:31

"Có vẻ như Con Cưng không học được gì từ thất bại trong các cuộc khủng hoảng của các thương hiệu khác trước đây, như Khaisilk, Tân Hiệp Phát, nước mắm công nghiệp...", ông Vinh nói với TheLEADER.

Thời gian qua, vụ việc hệ thống siêu thị Con Cưng bị khách hàng tố cắt nhãn mác cũ và thay bằng nhãn mác "Made in Thailand" đã gây xôn xao trong dư luận.

Sự việc này xuất phát từ sự cố tưởng chừng rất nhỏ khi một khách hàng đã mua 7 sản phẩm ở một siêu thị Con Cưng và phát hiện một bộ quần áo màu hồng dành cho bé gái có dấu hiệu bị cắt tem và thay mác.

Con Cưng sau đó đã thu hồi sản phẩm nằm trong lô hàng lỗi, đồng thời gửi lời xin lỗi và đề nghị bồi thường cho khách hàng, nhưng vị này không đồng ý và gửi khiếu nại đến Cục Quản lý thị trường và Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương).

Tới ngày 22/07/2018, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã vào cuộc. Cơ quan chức năng sau đó đã kiểm tra hơn 70 siêu thị Con Cưng tại TP. HCM, tạm giữ các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ...

Từ đây, câu chuyện không đơn giản chỉ là vụ việc của một bộ quần áo, mà Con Cưng đang đối mặt với một khủng hoảng truyền thông lớn, dù cho công ty này đã đưa ra những lời giải thích tưởng chừng như rất hợp tình hợp lý.

Nhận định về vụ việc này, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Le Bros cho rằng, cách xử lý khủng hoảng truyền thông vừa qua của hệ thống siêu thị Con Cưng là một sai lầm.

"Có vẻ như Con Cưng không học được gì từ thất bại trong các cuộc khủng hoảng của các thương hiệu khác trước đây, như Khaisilk, Tân Hiệp Phát, nước mắm công nghiệp...", ông Vinh nói với TheLEADER.

Ông Lê Quốc Vinh: Con Cưng cần biết nhận lỗi và sửa sai
Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Le Bros

Theo ông Vinh, trong cuộc khủng hoảng này, chân thành nhận lỗi và sửa sai, thậm chí có những hành động quyết liệt như: tiêu huỷ hàng không rõ nguồn gốc, công khai minh bạch nguồn hàng... mới là giải pháp phù hợp.

"Một trong những lý do thông dụng nhất của khủng hoảng truyền thông là chúng ta không đủ tường minh trong hành động cũng như chính sách, để những "khoảng xám" mà ai đó có thể đặt dấu hỏi nghi ngờ. Khủng hoảng nổ ra và không thể kiểm soát, đó là lúc chúng ta ước ao giá mà cuộc đời chỉ có đen và trắng", ông Vinh từng nói trên TheLEADER.

Do đó, vị chuyên gia đưa ra lời khuyên, chỉ có sự minh bạch hoá thông tin mới là giải pháp tối ưu nhất để phòng ngừa các rủi ro khủng hoảng truyền thông.

Tương tự như vậy, bà Ekaterina Walter, một chuyên gia xây dựng chiến lược số cho các thương hiệu Fortune 500, viết trên tạp chí Forbes: "Chúng ta là con người, và con người có thể mắc sai lầm. Khách hàng không mong đợi bạn hoàn hảo, chỉ cần minh bạch và trung thực. Họ mong bạn đối xử với họ như trong gia đình, như một phần trong cộng đồng của bạn, và điều đó có nghĩa là đừng phản bội lại niềm tin của họ với kiểu lươn lẹo hay che giấu sự thật".

Thực ra, minh bạch không hề khó, minh bạch không có nghĩa là phơi gan phơi ruột trước công chúng, mà thực ra nó chỉ là thái độ sẵn sàng đối thoại, cung cấp quyền truy cập thông tin và công khai quy trình xử lý vấn đề.

Nhưng để tạo ra niềm tin từ sự minh bạch cần có thời gian và một sự chuẩn bị sẵn sàng cho tâm thế đó, bằng cách xây dựng một chiến lược truyền thông theo kiểu mới, công khai hoá kênh truyền thông chính thức, tin cậy, và nhất là tạo dựng một hình ảnh dựa trên triết lý lấy quyền lợi của khách hàng làm trung tâm.

Các chuyên gia của Le Bros từng đưa ra một mô hình minh bạch trong cả bốn giai đoạn xử lý khủng hoảng truyền thông như sau: minh bạch thông tin về tổ chức của mình trong giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống khủng hoảng; minh bạch đối diện vấn đề, đối thoại với công chúng với ý thức trách nhiệm cao trong giai đoạn phản ứng với khủng hoảng; minh bạch tiến trình điều tra, chia sẻ kết quả, trấn an công chúng trong giai đoạn giải quyết khủng hoảng; và cuối cùng, minh bạch quá trình thay đổi, thể hiện cam kết làm đúng trong giai đoạn phục hồi.

Được thành lập vào năm 2011, Công ty Cổ phần Con Cưng chuyên phân phối các sản phẩm thuộc ngành hàng dành cho trẻ em như: quần áo, thực phẩm, sữa, tã, đồ chơi... và đưa các sản phẩm này ra thị trường thông qua các chuỗi bán lẻ Con Cưng và Toy City.

Công ty đang vận hành 346 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, bao gồm 313 cửa hàng Con Cưng và 33 cửa hàng Toy City. Công ty tập trung vào thị trường TP. HCM và miền Nam. Nhờ đó doanh thu Con Cưng năm 2017 cũng chạm ngưỡng gần 1.000 tỷ, nhưng lợi nhuận khiêm tốn chỉ 18 tỉ đồng.

Đầu năm 2017, Con Cưng từng gây chú ý khi nhận được đầu tư từ quỹ Daiwa-SSIAM II, do Daiwa và SSIAM cùng quản lý. Quy mô của khoản đầu tư không được tiết lộ nhưng thông thường quỹ này rót từ 4 đến 6 triệu USD vào mỗi công ty trong danh mục. Ước tính giá trị của Con Cưng khi đó là 25 triệu USD.

Con Cưng lý giải việc dán đè nhãn trên sản phẩm

Con Cưng lý giải việc dán đè nhãn trên sản phẩm

Doanh nghiệp -  6 năm
Thông báo của Con Cưng cho biết, một nhà cung cấp sản phẩm của Con Cưng đã dán nhãn theo tên pháp nhân mới chèn lên nhãn theo tên pháp nhân cũ.
Con Cưng lý giải việc dán đè nhãn trên sản phẩm

Con Cưng lý giải việc dán đè nhãn trên sản phẩm

Doanh nghiệp -  6 năm
Thông báo của Con Cưng cho biết, một nhà cung cấp sản phẩm của Con Cưng đã dán nhãn theo tên pháp nhân mới chèn lên nhãn theo tên pháp nhân cũ.
Con Cưng lý giải việc dán đè nhãn trên sản phẩm

Con Cưng lý giải việc dán đè nhãn trên sản phẩm

Doanh nghiệp -  6 năm

Thông báo của Con Cưng cho biết, một nhà cung cấp sản phẩm của Con Cưng đã dán nhãn theo tên pháp nhân mới chèn lên nhãn theo tên pháp nhân cũ.

Những sai lầm của Con Cưng trong kiểm soát khủng hoảng 'cắt mác, thay tem'

Những sai lầm của Con Cưng trong kiểm soát khủng hoảng 'cắt mác, thay tem'

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Cách ứng xử của Con Cưng trong khủng hoảng "thay tem, cắt mác" có thể nói đã hoàn toàn thất bại, bởi lẽ, với một hệ thống lớn mạnh có doanh thu cả nghìn tỷ đồng thì dấu hiệu của một sự giả dối (thậm chí chỉ 1 sản phẩm) cũng khó có thể chấp nhận được.

Con Cưng đạt doanh thu nghìn tỷ trước bê bối 'cắt mác, thay tem'

Con Cưng đạt doanh thu nghìn tỷ trước bê bối 'cắt mác, thay tem'

Doanh nghiệp -  6 năm

Nhờ mở rộng hệ thống cửa hàng thần tốc trong các năm gần đây, năm ngoái doanh thu của hệ thống Con Cưng đã tăng mạnh lên gần 1.000 tỷ đồng.

Hệ thống siêu thị Con Cưng xin lỗi khách hàng sau khi bán sản phẩm không đạt yêu cầu

Hệ thống siêu thị Con Cưng xin lỗi khách hàng sau khi bán sản phẩm không đạt yêu cầu

Tiêu điểm -  6 năm

Công ty cho biết đã thu hồi toàn bộ 5.982 sản phẩm của lô hàng bị lỗi đang bày bán tại các cửa hàng trên toàn hệ thống.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  5 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".