Tiêu điểm
'Ông trùm' xăng dầu Hải Linh có hồi sinh nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước?
Với sự xuất hiện của "ông trùm" xăng dầu Hải Linh, nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước được kì vọng sẽ sớm về đích tiến độ.
Chỉ đạo mới đây của Bộ Công thương về việc đảm bảo tiến độ cho các dự án điện LNG nhằm phục vụ cấp điện cho nền kinh tế, chuyển dịch năng lượng của Việt Nam, đã nhắc tới danh mục 13 dự án được ấn định thực hiện trong giai đoạn 2021-2030. Trong số này, 10 dự án đã có trong quy hoạch điện VII điều chỉnh và một vài trường hợp được Chính phủ đồng ý chuyển đổi sang LNG thời gian qua.
Đáng chú ý trong đó là dự án nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước (công suất 1.200MW, đặt tại TP.HCM) với sự tham gia của Công ty TNHH Hải Linh, một thương hiệu mạnh về xăng dầu trên cả nước và cũng có vị thế quan trọng trong chuỗi các dự án hạ tầng LNG, kho chứa…
Nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước tiền thân là dự án nhà máy điện Hiệp Phước đã được cấp phép đầu tư cách đây 30 năm. Cụ thể, nhà máy điện Hiệp Phước (đầu tư theo hình thức BOO) được cấp phép đầu tư từ năm 1993 với nguồn nhiên liệu đầu vào là dầu diesel, tổng vốn đầu tư 280 triệu USD.
Dự án này cùng với khu chế xuất Tân Thuận và khu đô thị Phú Mỹ Hưng vốn là những dự án do Tập đoàn CT&D (Central Trading & Development Group) đến từ Đài Loan đầu tư tại khu Hiệp Phước, (Nhà Bè, TP.HCM).
Nhà máy đã hoạt động từ tháng 7/1998 với 3 tổ máy tổng công suất 375MW. Năm 2009, nhà máy điện Hiệp Phước lần đầu tiên nhận khí được cấp thông qua hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP.HCM dài 39km. Khi đó, công suất cấp khí của đường ống cho 3 tổ máy phát điện của nhà máy khoảng 104.000m3 khí/giờ, tương đương với 2,7 triệu m3/ngày.
Tuy nhiên, nhà máy điện Hiệp Phước đã dừng hoạt động từ cuối năm 2011 do thua lỗ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.
Nhiều năm sau đó, nhà máy điện Hiệp Phước được Công ty Hải Linh mua lại từ đối tác Đài Loan và lên kế hoạch xây dựng, cải tạo thành nhà máy điện LNG. Mục tiêu và quy mô đầu tư xây dựng là nâng cấp cải tạo nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống đốt dầu/khí hiện hữu Hiệp Phước 375MW thành nhà máy điện khí LNG tua-bin khí chu trình hỗn hợp có quy mô tổng công suất khoảng 1.200MW với 3 tổ máy tua-bin khí chu trình hỗn hợp cấu hình 1-1-1.
Nhà máy đã được Thủ tướng phê duyệt về việc chuyển đổi nhiên liệu và bổ sung dự án nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia theo Văn bản 1264/TTg-CN ngày 17/9/2020.
Tổng điện tích dự án khoảng 29ha, bao gồm diện tích nhà máy chính, khu vực trạm bơm, khu vực BOP, khu vực trạm 220kV, nhà hành chính và khu vực bồn chứa LNG - hệ thống tái hóa khí…
Sau khi hoàn thành xây dựng, dự án được kỳ vọng cung cấp nguồn điện ổn định cho hệ thống điện khu vực kinh tế trọng điểm TP.HCM và hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và an toàn cung cấp điện cho hệ thống. Việc chuyển đổi nhiên liệu từ dầu FO sang chạy khí LNG góp phần cải thiện môi trường, giảm thiểu phát thải C02.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 18.900 tỷ đồng; trong đó, vốn tự có của chủ đầu tư là 30% còn lại 70% là vốn vay thương mại từ các ngân hàng. Được biết, dự án đã được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt ĐTM vào tháng 2/2021 và có thông báo thẩm định của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo về báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án giai đoạn 1 (1.200MW).
Ngoài ra, năm 2020, Công ty Hải Linh đã thương thảo với Tổng công ty phát điện 3 để cung cấp nguồn khí LNG nhập khẩu cho các nhà máy đặt tại khu vực Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu). Doanh nghiệp này cho biết sẽ phối hợp với các đối tác nước ngoài hợp tác với EVN để cung cấp, cải tạo các nhà máy của EVN chuyển đổi công năng từ chạy dầu sang chạy khí.
Cùng thời gian phát triển, nâng cấp cải tạo nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước, doanh nghiệp của ông chủ Lê Văn Tám cũng nhanh chóng nhắm tới hạ tầng kho của dự án này, nhằm phục vụ chính hoạt động kinh doanh xăng dầu của mình.
Cụ thể, năm 2019, Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước gửi hồ sơ đề nghị tới Bộ Công thương về việc chuyển đổi công năng kho dầu phục vụ Nhà máy điện Hiệp Phước thành kho xăng dầu đầu mối thương mại.
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu Việt Nam (được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 7/2017), kho nhà máy điện Hiệp Phước là kho hiện hữu tại TP.HCM phục vụ cho hoạt động của nhà máy điện Hiệp Phước.
Điện lực Hiệp Phước cho biết đã nghiên cứu phát triển dự án nhà máy điên khí Hiệp Phước trên mặt bằng được quy hoạch của nhà máy điện hơi nước truyền thống Hiệp Phước (nằm trong Khu công nghiệp Hiệp Phước trên địa bàn huyện Nhà Bè) sử dụng nhiên liệu LNG, có công suất khoảng 2.500-2.700MW.
Đơn vị chủ quản của Điện lực Hiệp Phước là Công ty TNHH Hải Linh đồng thời cũng là chủ đầu tư dự án kho tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và tái hóa khí thiên nhiên Hải Linh Vũng Tàu đang triển khai, dự kiến vận hành thương mại vào quý III/2020 sẽ chủ động và đảm bảo nguồn cấp LNG cho dự án điện khí Hiệp Phước.
Do không còn nhu cầu sử dụng kho chứa nhiên liệu dầu FO hiện hữu, Điện lực Hiệp Phước đề xuất chuyển đổi công năng sử dụng sang kho xăng dầu đầu mối thương mại phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty Hải Linh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tránh lãng phí nguồn lực.
Đến nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về việc chấp thuận đề xuất nêu trên của Điện lực Hiệp Phước.
Đảm bảo tiến độ cho 13 dự án điện LNG
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.