Phát triển bền vững
Phát động chương trình đánh giá doanh nghiệp bền vững 2023
Chương trình Đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023 (CSI 2023) đã chính thức được phát động, đánh dấu năm thứ 8 chương trình được triển khai nhằm ghi nhận, biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm trên cả ba khía cạnh toàn diện, bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường.
Phát biểu khai mạc tại lễ phát động, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), đánh giá, hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp một lần nữa đặt ra câu hỏi “phát triển bền vững để làm gì nếu chúng tôi không vượt qua được khó khăn ngay lúc này?”.
Trả lời cho câu hỏi đó, theo ông Vinh, bên cạnh sự hỗ trợ kịp thời, đồng bộ của Chính phủ, doanh nghiệp cần một tư duy đúng về phát triển bền vững.
Khi nhìn vào xu hướng tiêu dùng và đầu tư tập trung vào tính bền vững hiện nay, doanh nghiệp sẽ thấy phát triển bền vững không phải là chi phí, là gánh nặng, mà chính là đầu tư và cơ hội cho doanh nghiệp.
Cùng với tư duy đó, doanh nghiệp nên thực hiện đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ “xanh”, có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như khẳng định tầm nhìn và năng lực kinh doanh bền vững để thu hút tốt hơn nguồn vốn đầu tư dài hạn.
“Từ góc độ đó, chương trình CSI không chỉ dừng lại ở phạm vi tìm kiếm, biểu dương các doanh nghiệp phát triển bền vững xuất sắc tại Việt Nam, mà thông qua đó, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), VBCSD muốn nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội, về tầm quan trọng và lợi ích của phát triển bền vững doanh nghiệp trong bối cảnh mới, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bền vững nói chung, và thực hành quản trị doanh nghiệp bền vững thông qua áp dụng Bộ chỉ số CSI nói riêng”, ông Vinh nhấn mạnh.
Các điểm đổi mới
Năm 2023, Bộ chỉ số CSI tiếp tục được sử dụng làm căn cứ đánh giá mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp tham gia chương trình.
Phiên bản Bộ chỉ số CSI 2023 được hội đồng chuyên gia đánh giá là sự cải tổ toàn diện về mặt cấu trúc, rõ ràng, dễ tiếp cận, lượng hóa được nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh từ doanh nghiệp.

CSI 2023 được chia làm bảy phần, thay vì ba phần tại phiên bản cũ, và bao gồm 130 chỉ số với 63% là các chỉ số tuân thủ, 37% là các chỉ số nâng cao. Mỗi chỉ số được sử dụng để khai báo một nội dung cụ thể, giúp doanh nghiệp liệt kê và cung cấp thông tin dễ dàng hơn.
Với đa số là các chỉ số tuân thủ, điều này cũng thể hiện việc thực hiện phát triển bền vững không khó và xa vời cho doanh nghiệp, mà ngược lại, chỉ cần đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật, doanh nghiệp đã có một nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.
Cụ thể hơn, Bộ Chỉ số CSI 2023 có tích hợp các chỉ số định lượng, phục vụ mục đích đánh giá quá trình thực hiện phát triển bền vững của doanh nghiệp qua giai đoạn ba năm từ 2020 đến 2022, trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường.
Bộ Chỉ số cũng tích hợp sâu Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nhấn mạnh vào ba yếu tố, bao gồm kiểm đếm phát thải carbon, hoạt động thích ứng & giảm thiểu biến đổi khí hậu, và thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn.
Tại đây, các chi tiết liên quan đến vấn đề kiểm kê và cắt giảm phát thải trong phạm vi từng hoạt động sản xuất cũng được đưa vào Bộ Chỉ số, nhằm đánh giá chính xác đóng góp của doanh nghiệp vào mục tiêu chung giảm nhẹ phát thải carbon đến năm 2030, và lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.
Ngoài ra, CSI 2023 tiếp tục tập trung vào các chỉ số lao động – xã hội trọng điểm được quan tâm, như các cam kết về đa dạng, bình đẳng trong doanh nghiệp, như bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, tôn trọng quyền trẻ em, quyền con người, chế độ làm việc linh hoạt.
Các chỉ số này được lồng ghép nhuần nhuyễn và có chiều sâu, nhằm giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của các FTA thế hệ mới.
Đại diện ban tổ chức cũng cho biết yếu tố mới và tiên tiến nhất được tích hợp vào Bộ Chỉ số CSI 2023 cần kể đến việc yêu cầu doanh nghiệp giải trình, báo cáo về ESG.
Đây là điểm hỗ trợ đặc biệt, tạo giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán, giúp họ lập được các báo cáo phát triển bền vững tích hợp ESG theo các yêu cầu của luật pháp trong nước và quy định trên thế giới. Bên cạnh đó, điều này hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ công bố báo cáo nhằm thu hút đầu tư tốt hơn.
Phát triển bền vững để làm gì nếu không vượt qua được khó khăn trước mắt?
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.
Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đại dương thế giới 8/6, trong ngày 7/6, hàng trăm cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại 11 tỉnh/thành đồng loạt ra quân dọn dẹp, thu gom rác thải ở các bờ biển theo chương trình “Ocean cleanup 2025”.
Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu
Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp sẽ tạo nên ranh giới rõ ràng giữa một thương hiệu có nền tảng và một nhà buôn đổi nhãn.
Đất nền hạ nhiệt, nhà đầu tư chuyển hướng đi đâu?
Sau thời gian dài tăng trưởng nóng do các thông tin sáp nhập tỉnh thành, cơn sốt đất nền đang có dấu hiệu hạ nhiệt.