Xây cảng Cần Giờ cần lấy 90ha đất rừng phòng hộ ven biển
Để xây dựng cảng Cần Giờ cần lấy khoảng 90ha đất rừng phòng hộ ven biển, trong đó có gần 83ha rừng ngập mặn tự nhiên.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ được triển khai nếu đáp ứng các tiêu chí về lợi ích quốc gia.
Theo thông báo từ Văn phòng Chính phủ ngày 13/9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, UBND TP.HCM và các bộ liên quan phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và đầu tư trong quá trình thẩm định dự án cảng Cần Giờ theo quy định pháp luật.
Phó thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ để Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định, sau đó dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét trong tháng 9/2024.
Phát triển cảng Cần Giờ cần tuân thủ các mục tiêu dài hạn đến năm 2030, và chỉ được thực hiện nếu mang lại lợi ích bền vững cho đất nước. Quyết định đầu tư sẽ nêu rõ các yêu cầu cơ bản, trong đó bao gồm lựa chọn nhà đầu tư có năng lực và kinh nghiệm quốc tế, đảm bảo dự án cạnh tranh với khu vực và quốc tế, đồng thời góp phần duy trì an ninh quốc phòng.
Phó thủ tướng nhấn mạnh phát triển cảng phải có tính tổng thể, phù hợp với quy hoạch cảng biển và dự báo hàng hóa, đồng thời tính toán đến mối liên hệ với các cảng hiện hữu như Cái Mép - Thị Vải.
Việc đánh giá tác động môi trường là yếu tố quan trọng, đặc biệt khi cảng nằm gần khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
Phó thủ tướng khẳng định không chấp nhận "hy sinh" môi trường để phát triển kinh tế, yêu cầu đánh giá kỹ lưỡng ảnh hưởng của dự án đối với môi trường và hệ sinh thái, cũng như các phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Dự án cảng Cần Giờ phải đáp ứng các tiêu chí "cảng xanh", với lộ trình đến năm 2050, bao gồm việc cung cấp nhiên liệu sạch và hạ tầng thân thiện với môi trường. Công nghệ khai thác cảng phải hiện đại và hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
Phó thủ tướng cũng gợi ý một số tiêu chí về nhà đầu tư được chọn như phải hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đầu tư, khai thác cảng; cam kết hoàn thành bốn bến cảng với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD trong vòng 5 năm và thu hút được khối lượng hàng hóa quốc tế đáng kể thông qua cảng Cần Giờ.
Để xây dựng cảng Cần Giờ cần lấy khoảng 90ha đất rừng phòng hộ ven biển, trong đó có gần 83ha rừng ngập mặn tự nhiên.
Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ có diện tích 2.870 ha, tổng mức đầu tư 217.000 tỷ đồng dự kiến được khởi công vào năm 2025.
Các chuyên gia nhận định, dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nếu được triển khai sớm sẽ là bước đột phá không chỉ cho TP.HCM mà cả Đông Nam Bộ.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?