Tiêu điểm
Phó tổng giám đốc Big C Thăng Long chia sẻ cách hàng Việt cạnh tranh hàng Thái
Ngoài nỗ lực của doanh nghiệp Việt thì cần sự hỗ trợ từ các trung tâm khuyến nông, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu trong việc cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý cũng như hướng dẫn thiết kế mẫu mã bao bì, ông Nguyễn Thái Dũng nói.
Một điều dễ nhận thấy tại thị trường Việt Nam những tháng vừa qua là sự đổ bộ của “cơn lũ” hàng Thái. Cơn lũ này đã và đang tràn vào Việt Nam với mức độ báo động đến nỗi vào thời điểm tháng 10 năm ngoái, Bộ Công thương đã tiến hành họp khẩn bàn biện pháp ứng phó khi nhập siêu hàng thái vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 đã lên đến 3,5 tỷ USD và còn tiếp tục gia tăng.
Không chỉ có hàng Thái mà khá nhiều mặt hàng ngoại khác đang chiếm dần thị phần của hàng Việt ngay trên thị trường nội địa.
Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này là hàng Việt Nam chưa thể xây dựng thương hiệu, khiến việc nhận diện trở nên khó khăn hơn đối với khách hàng trong nước và khách tiêu dùng tại các thị trường khác.
Tuy nhiên, không thể không đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp Việt cũng như các nhà đầu tư ngoại trong quá trình đưa hàng Việt và thương hiệu Việt ngày càng trở nên đặc sắc, thu hút hơn đối với người tiêu dùng.
TheLEADER đã phỏng vấn với ông Nguyễn Thái Dũng – Phó Tổng giám đốc Big C Thăng Long về vấn đề này.
Xin ông cho biết thêm về những hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt của Big C thời gian qua?
Ông Nguyễn Thái Dũng: Thời gian qua, Big C đã hỗ trợ các sản phẩm Việt tiếp cận với thị trường thế giới, đặc biệt là mặt hàng nông sản và thực phẩm.
Chúng tôi rất phấn khởi khi xuất khẩu được sản phẩm vải Lục Ngạn sang thị trường Thái Lan cũng như phân phối vào hệ thống siêu thị của Central Group.
Tôi cho rằng đây là tiền đề rất tốt để có thể xuất khẩu nhiều sản phẩm nông sản hơn đến thị trường Đông Nam Á cũng như tiến tới những thị trường xa hơn và khó tính hơn như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản.
Theo ông, các doanh nghiệp Việt hiện còn những hạn chế gì trong việc thúc đẩy xuất khẩu cũng như khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế?
Ông Nguyễn Thái Dũng: Sau một thời gian đồng hành cùng hàng Việt Nam, tôi nhận thấy hiện còn nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được cũng như chưa quan tâm đến việc đăng kí bản quyền, đăng kí sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý để từ đó khẳng định được chủ quyền cũng như đặc sắc của sản phẩm.
Doanh nghiệp cũng chưa có sự quan tâm thích đáng cho bao bì, mẫu mã cũng như chưa xây dựng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến vấn đề này.
Một vấn đề đáng lưu ý là các doanh nghiệp Việt hiện chưa quan tâm đến công tác bảo quản sau thu hoạch trong khi các thị trường khắt khe như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản yêu cầu chất lượng sau thu hoạch rất cao.
Nguyên nhân là do các nhà sản xuất Việt Nam hiện chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, các hộ nông dân nên chưa có điều kiện cũng như chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch.
Tôi kỳ vọng rằng các nhà sản xuất nên chú ý hơn tới các yếu điểm này để cải thiện thương hiệu cũng như nâng cao xuất khẩu.
Vậy dưới góc độ là một nhà thương mại, ông có đề xuất gì để hàng Việt có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình?
Ông Nguyễn Thái Dũng: Tôi nghĩ rằng ngoài những nỗ lực của doanh nghiệp Việt thì cũng cần sự hỗ trợ từ các trung tâm khuyến nông, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu trong việc cung cấp thông tin về thị trường, tư vấn pháp lý cũng như hướng dẫn thiết kế mẫu mã bao bì cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần phát triển công nghệ sau thu hoạch, giúp đỡ các trang trại và những người nông dân.
Theo tôi, hệ thống phân phối bán lẻ sẽ tiếp tục có sự bùng nổ trong năm 2018 và những năm tiếp theo và ngoài các nhà phân phối bán lẻ trong nước còn có sự tham gia tích cực từ các nhà quốc tế.
Do đó, các cơ quan cần tạo khung pháp lý, sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt cần có những quy hoạch về hệ thống phân phối bán lẻ cũng như dành quỹ đất, mặt bằng xứng đáng cho các nhà đầu tư.
Ông có lo ngại rằng tương lai hàng Việt Nam sẽ bị áp đảo trước làn sóng hàng ngoại hay không?
Ông Nguyễn Thái Dũng: Theo tôi, mỗi một quốc gia, vùng miền, doanh nghiệp đều có những sản phẩm đặc thù, đặc sản và người tiêu dùng có quyền được tiếp cận những sản phẩm này.
Ví dụ như một vài năm trở lại đây, hàng Thái Lan nổi lên, dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Hàng Thái Lan đã có sự thay thế và có sự chuyển dịch trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Tôi cho rằng đây là quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Mỗi một nhà đầu tư là một nhà kinh doanh và mọi quyết định về loại sản phẩm nào được phân phối đều phụ thuộc vào người tiêu dùng. Chính người Việt Nam mới là người quyết định mua hàng nước nào và tỷ trọng là bao nhiêu.
Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất nhiều đặc sản không chỉ người Việt ưa chuộng mà còn rất nhiều thị trường xuất khẩu khác quan tâm.
Tôi cho rằng đây là cơ hội và tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu được sản phẩm ra khu vực và thế giới.
Xin cám ơn ông!
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái "có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi"
Hàng Thái: Bài toán khó cho hàng Việt
Hàng Thái trong ngành hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói đang chiếm hơn 10% tổng giá trị thị trường ở phía Bắc và khoảng 5 - 6% tại khu vực phía Nam.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.