Phó tổng giám đốc Big C Thăng Long chia sẻ cách hàng Việt cạnh tranh hàng Thái

Kiều Mai Thứ tư, 03/01/2018 - 16:38

Ngoài nỗ lực của doanh nghiệp Việt thì cần sự hỗ trợ từ các trung tâm khuyến nông, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu trong việc cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý cũng như hướng dẫn thiết kế mẫu mã bao bì, ông Nguyễn Thái Dũng nói.

Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Big C Thăng Long.

Một điều dễ nhận thấy tại thị trường Việt Nam những tháng vừa qua là sự đổ bộ của “cơn lũ” hàng Thái. Cơn lũ này đã và đang tràn vào Việt Nam với mức độ báo động đến nỗi vào thời điểm tháng 10 năm ngoái, Bộ Công thương đã tiến hành họp khẩn bàn biện pháp ứng phó khi nhập siêu hàng thái vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 đã lên đến 3,5 tỷ USD và còn tiếp tục gia tăng.

Không chỉ có hàng Thái mà khá nhiều mặt hàng ngoại khác đang chiếm dần thị phần của hàng Việt ngay trên thị trường nội địa.

Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này là hàng Việt Nam chưa thể xây dựng thương hiệu, khiến việc nhận diện trở nên khó khăn hơn đối với khách hàng trong nước và khách tiêu dùng tại các thị trường khác.

Tuy nhiên, không thể không đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp Việt cũng như các nhà đầu tư ngoại trong quá trình đưa hàng Việt và thương hiệu Việt ngày càng trở nên đặc sắc, thu hút hơn đối với người tiêu dùng.

TheLEADER đã phỏng vấn với ông Nguyễn Thái Dũng – Phó Tổng giám đốc Big C Thăng Long về vấn đề này.

Xin ông cho biết thêm về những hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt của Big C thời gian qua?

Ông Nguyễn Thái Dũng: Thời gian qua, Big C đã hỗ trợ các sản phẩm Việt tiếp cận với thị trường thế giới, đặc biệt là mặt hàng nông sản và thực phẩm.

Chúng tôi rất phấn khởi khi xuất khẩu được sản phẩm vải Lục Ngạn sang thị trường Thái Lan cũng như phân phối vào hệ thống siêu thị của Central Group.

Tôi cho rằng đây là tiền đề rất tốt để có thể xuất khẩu nhiều sản phẩm nông sản hơn đến thị trường Đông Nam Á cũng như tiến tới những thị trường xa hơn và khó tính hơn như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản.

Theo ông, các doanh nghiệp Việt hiện còn những hạn chế gì trong việc thúc đẩy xuất khẩu cũng như khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế?

Ông Nguyễn Thái Dũng: Sau một thời gian đồng hành cùng hàng Việt Nam, tôi nhận thấy hiện còn nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được cũng như chưa quan tâm đến việc đăng kí bản quyền, đăng kí sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý để từ đó khẳng định được chủ quyền cũng như đặc sắc của sản phẩm.

Doanh nghiệp cũng chưa có sự quan tâm thích đáng cho bao bì, mẫu mã cũng như chưa xây dựng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến vấn đề này.

Một vấn đề đáng lưu ý là các doanh nghiệp Việt hiện chưa quan tâm đến công tác bảo quản sau thu hoạch trong khi các thị trường khắt khe như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản yêu cầu chất lượng sau thu hoạch rất cao.

Nguyên nhân là do các nhà sản xuất Việt Nam hiện chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, các hộ nông dân nên chưa có điều kiện cũng như chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch.

Tôi kỳ vọng rằng các nhà sản xuất nên chú ý hơn tới các yếu điểm này để cải thiện thương hiệu cũng như nâng cao xuất khẩu.

Vậy dưới góc độ là một nhà thương mại, ông có đề xuất gì để hàng Việt có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình?

Ông Nguyễn Thái Dũng: Tôi nghĩ rằng ngoài những nỗ lực của doanh nghiệp Việt thì cũng cần sự hỗ trợ từ các trung tâm khuyến nông, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu trong việc cung cấp thông tin về thị trường, tư vấn pháp lý cũng như hướng dẫn thiết kế mẫu mã bao bì cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần phát triển công nghệ sau thu hoạch, giúp đỡ các trang trại và những người nông dân.

Theo tôi, hệ thống phân phối bán lẻ sẽ tiếp tục có sự bùng nổ trong năm 2018 và những năm tiếp theo và ngoài các nhà phân phối bán lẻ trong nước còn có sự tham gia tích cực từ các nhà quốc tế.

Do đó, các cơ quan cần tạo khung pháp lý, sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt cần có những quy hoạch về hệ thống phân phối bán lẻ cũng như dành quỹ đất, mặt bằng xứng đáng cho các nhà đầu tư.

Ông có lo ngại rằng tương lai hàng Việt Nam sẽ bị áp đảo trước làn sóng hàng ngoại hay không?

Ông Nguyễn Thái Dũng: Theo tôi, mỗi một quốc gia, vùng miền, doanh nghiệp đều có những sản phẩm đặc thù, đặc sản và người tiêu dùng có quyền được tiếp cận những sản phẩm này.

Ví dụ như một vài năm trở lại đây, hàng Thái Lan nổi lên, dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Hàng Thái Lan đã có sự thay thế và có sự chuyển dịch trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.

Tôi cho rằng đây là quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Mỗi một nhà đầu tư là một nhà kinh doanh và mọi quyết định về loại sản phẩm nào được phân phối đều phụ thuộc vào người tiêu dùng. Chính người Việt Nam mới là người quyết định mua hàng nước nào và tỷ trọng là bao nhiêu.

Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất nhiều đặc sản không chỉ người Việt ưa chuộng mà còn rất nhiều thị trường xuất khẩu khác quan tâm.

Tôi cho rằng đây là cơ hội và tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu được sản phẩm ra khu vực và thế giới. 

Xin cám ơn ông! 

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái 'có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi'

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái "có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi"

Tiêu điểm -  6 năm
Đã chấp nhận kinh tế thị trường, hội nhập thì việc hàng hóa của nước khác ồ ạt tràn vào là tất yếu. Điều quan trọng chính là chúng ta học được gì từ câu chuyện này?
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái 'có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi'

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái "có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi"

Tiêu điểm -  6 năm
Đã chấp nhận kinh tế thị trường, hội nhập thì việc hàng hóa của nước khác ồ ạt tràn vào là tất yếu. Điều quan trọng chính là chúng ta học được gì từ câu chuyện này?
Hàng Thái: Bài toán khó cho hàng Việt

Hàng Thái: Bài toán khó cho hàng Việt

Tiêu điểm -  6 năm

Hàng Thái trong ngành hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói đang chiếm hơn 10% tổng giá trị thị trường ở phía Bắc và khoảng 5 - 6% tại khu vực phía Nam.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  2 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  3 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  3 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  6 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  20 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  21 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  23 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.