Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đón thêm đơn hàng xuất khẩu lớn sang Nhật Bản, qua đó khẳng định vị thế trên thị trường phân bón quốc tế.
Theo thỏa thuận ký kết, Phú Mỹ đảm bảo cung cấp cho Công ty Hanwa (Nhật Bản) khoảng 20 nghìn tấn phân bón mỗi năm, phục vụ nhu cầu thị trường Nhật Bản. Đây không chỉ là cam kết về sản lượng mà còn là minh chứng cho chất lượng vượt trội của sản phẩm u-rê do Phú Mỹ sản xuất.
Đại diện Hanwa cho biết khách hàng tại Nhật Bản rất hài lòng với chất lượng u-rê của Phú Mỹ. Theo đó, sản phẩm tinh khiết đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Nhật Bản cho thấy cam kết của Phú Mỹ trong việc không ngừng nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng quốc tế.
Ông Phan Công Thành, Tổng giám đốc Phú Mỹ, nhấn mạnh đây là thành quả từ sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên Phú Mỹ trong việc duy trì chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất. Việc ký kết MoU với Hanwa không chỉ là sự hợp tác kinh doanh mà còn thể hiện bước tiến quan trọng trong xây dựng mối quan hệ bền vững giữa hai bên.
Đại diện Hanwa cũng bày tỏ kỳ vọng mối quan hệ hợp tác này sẽ mở ra những cơ hội mới, góp phần ổn định nguồn cung u-rê cho thị trường Nhật Bản, đồng thời khẳng định uy tín của cả hai doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Thực tế, gần 10 năm qua, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Phú Mỹ và các sản phẩm của mình đã sớm thu hút quan tâm của các đối tác nước ngoài, cũng như dần khẳng định vị thế thông tại nhiều thị trường khó tính bậc nhất như Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) thông qua những đơn hàng xuất khẩu, hợp tác kinh doanh giàu giá trị.
Điển hình, 14 năm trước, PVFCCo cùng Tập đoàn Sojitz và Công ty Phân bón Việt Nhật - JVF (công ty liên doanh giữa Sojitz với một đối tác Việt Nam, trong đó tập đoàn đến từ Nhật Bản nắm 75% cổ phần, với sản phẩm chính là phân NPK chất lượng cao) ký ghi nhớ hợp tác cung ứng sản phẩm phân bón.
Theo đó, JVF sẽ cung cấp cho PVFCCo 30.000 – 40.000 tấn/năm phân bón NPK chất lượng cao của chính hãng. Đồng thời, PVFCCo cung cấp cho Sojitz 200.000 – 300.000 tấn u- rê/năm để xuất khẩu sang Thái Lan, Philippines và các nước khác sau khi đã ưu tiên tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.
Tới năm 2015, Phú Mỹ chính thức chinh phục thị trường Nhật Bản bằng việc bộ ba sản phẩm đạm Phú Mỹ, kali Phú Mỹ và DAP Phú Mỹ được Bộ Nông lâm thủy sản của quốc gia này cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Một năm sau, PVFCCo ký biên bản ghi nhớ với các đối tác Nhật Bản là UBE Industries Ltd và Sojitz Coporation để nghiên cứu cơ hội đầu tư xây dựng Nhà máy Amoniac (NH3) và các dẫn xuất từ nguồn khí tại khu vực Đông Nam bộ.
Với công suất dự kiến từ 1.500 -2.000 tấn/ngày và khả năng chế biến các dẫn xuất từ NH3, CO2, nhà máy này được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu NH3 ngày càng tăng, để sản xuất các sản phẩm ngoài urê như phân DAP, AS, cao su và các sản phẩm hóa dầu.
Sự kiện bắt tay với các “ông lớn” nêu trên được coi là bước cụ thể hóa rõ nét chiến lược phát triển dài hạn PVFCCo là trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực phân bón và hóa chất.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Đạm Phú Mỹ vừa được vinh danh với sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE vì những đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Tham vọng của Xanh SM trong mảng giao đồ ăn sẽ gặp trở ngại lớn bởi ShopeeFood và Grab, hiện đang chiếm hơn 95% thị phần tại Việt Nam.
Đa phần các tổ chức phân tích đều đánh giá tích cực đối với những chính sách thuế áp dụng cho các sản phẩm thép mới được công bố.
Quy mô chuỗi cầm đồ của Digiworld vẫn đang tỏ ra khiêm tốn so với các doanh nghiệp trong ngành, dù đã có hơn một năm tái cấu trúc.
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) vừa đạt được thỏa thuận hợp tác mangg tính chiến lược với Công ty CP Tập đoàn Stavian.
Quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD biến kế hoạch của Becamex IDC thành thương vụ chào bán cổ phần công khai lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/2/2025 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
VinFast ngày 24/2 đã phát động cuộc thi “VF 3 - Sáng tạo chất riêng, độc bản cá tính” dành cho cộng đồng chủ xe VF 3 tại Việt Nam. Không chỉ cổ vũ cho những ý tưởng độc đáo, sáng tạo không giới hạn, cuộc thi còn tôn vinh tình yêu và sự gắn kết đặc biệt của người dùng Việt với mẫu xe quốc dân VF 3.
Phần lớn trong số 112 dự án chậm tiến độ triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng.
Tham vọng của Xanh SM trong mảng giao đồ ăn sẽ gặp trở ngại lớn bởi ShopeeFood và Grab, hiện đang chiếm hơn 95% thị phần tại Việt Nam.
UBND thành phố Huế và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa xuất sắc giành giải thưởng Chatpay - sản phẩm sáng tạo ngân hàng số tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Best Social Banking Initiative in Asia Pacific for 2025). Giải thưởng vừa được The Asian Banker vinh danh tối 20/2/2025 tại Nhật Bản.