Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Tỉnh Quảng Trị đang gấp rút thẩm định trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng hàng trăm ha rừng phòng hộ để phục vụ dự án khu công nghiệp.
Đối tượng được các sở ban ngành tỉnh Quảng Trị họp bàn, thẩm định chuyển mục đích hơn 500ha rừng là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN đa ngành Triệu Phú (KCN Triệu Phú).
Giữa năm 2020, sau khi nhận hồ sơ đầu tư dự án từ Công ty CP Trung Khởi, Ban quản lý KKT tỉnh Quảng Trị đã tập hợp các ý kiến thẩm định liên quan, qua đó đề nghị UBND có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Nằm trong KKT Đông Nam Quảng Trị, KCN Triệu Phú có diện tích chiếm đất là 580ha tại các xã Triệu Sơn, Triệu Trạch và Triệu Lăng. Tổng vốn đầu tư dự án là hơn 4.533 tỷ đồng, trong đó vốn vay là 3.853,5 tỷ đồng (có cam kết tín dụng từ Vietinbank - chi nhánh 4 TP.HCM).
Dự án được phân kỳ đầu tư gồm ba giai đoạn từ năm 2022 tới năm 2030 (bắt đầu cho thuê lại đất đầu tư xây dựng nhà máy từ năm 2023 cho đến khi lấp đầy toàn bộ dự án).
Theo đề xuất ban đầu, dự án có diện tích đất rừng phòng hộ là 537,95ha. Trong khi đó, tại thời điểm bổ sung hồ sơ (3 tháng sau), diện tích đất rừng phòng hộ là 496,25ha.
Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ chính là điểm thắt trong quá trình xin duyệt chủ trương dự án này.
Căn cứ Luật Đầu tư, dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lần biển, bảo vệ môi trường từ 500ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000ha trở lên thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.
Theo hồ sơ đề xuất, dự án có quy mô sử dụng đất 580ha (trong đó đất rừng phòng hộ là 537,9ha). Do đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị làm rõ loại đất rừng phòng hộ, trên cơ sở đó thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, căn cứ theo Luật Đất đai, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh xác định việc chuyển mục đích đất rừng phòng hộ (khoảng 523ha) sang thực hiện dự án KCN Triệu Phú thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
Tương tự, dẫn chiếu Luật Lâm nghiệp (với các thông số như rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay 379,4ha, rừng trồng ngoài quy hoạch 3 loại rừng – sản xuất 57,1ha), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh xác định thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc Thủ tướng.
Từ đây, dự án được xác định như sau: Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc Quốc hội, thẩm quyền chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất thuộc Thủ tướng, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc Thủ tướng.
Vướng mắc tiếp theo được Ban quản lý KKT Quảng Trị giải trình theo ý kiến của bộ, sở ngành địa phương nằm ở việc chồng lấn quy hoạch.
Theo đó, dự án KCN Triệu Phú trùng diện tích đã quy hoạch cho dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR).
Năm 2016, tỉnh có văn bản cam kết tham gia dự án FMCR do Ngân hàng Thế giới tài trợ (đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2018 và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tháng 1/2019, đang trong giai đoạn thực hiện).
Về vấn đề này, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết, dự án FMCR đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án thành phần vào tháng 6/2019. Thời gian thực hiện dự án thành phần tại tỉnh Quảng Trị từ 2019 đến 2023 với tổng mức đầu tư khoảng 21,5 triệu USD.
Kiểm tra thực tế cho thấy, trong 580ha đất đề xuất dự án KCN Triệu Phú, có 448ha rừng trồng phòng hộ, rừng trồng ngoài quy hoạch ba loại rừng khoảng 61ha. Toàn bộ diện tích đề xuất của dự án trùng với diện tích đã quy hoạch cho dự án FMCR, sẽ ảnh hưởng tới tính khả thi của dự án.
Đồng thời, trong phạm vi thực hiện dự án có khoảng 448ha rừng trồng phòng hộ, nếu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang mục đích khác với diện tích lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ ven biển, giảm tính thích ứng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng cát ven biển.
Qua đó, sở này đề nghị Ban quản lý KKT tỉnh và UBND tỉnh xem xét tính khả thi của dự án KCN Triệu Phú.
Tới cuối tháng 1 vừa qua, vấn đề chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án này tiếp tục được Công ty CP Trung Khởi đề nghị tới cơ quan chức năng tỉnh. Kết quả kiểm tra cho thấy, hồ sơ trình của công ty vẫn thiếu văn bản thẩm định dự án (của Bộ Kế hoạch và đầu tư).
Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, căn cứ quy định về trình tự thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án của Thủ tướng, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Trong khi đó, thời gian thẩm định và trình chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của Thủ tướng là 66 ngày.
Do đó, để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sở đề xuất UBND tỉnh tổ chức thẩm định về hồ sơ trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án KCN Triệu Phú trên cơ sở các nội dung thẩm định của các bộ, ngành liên quan.
Được biết, sau đề xuất nêu trên chừng vài ngày, hội đồng thẩm định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án (do Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm chủ tịch) đã được xin ý kiến theo phiếu biểu quyết về vấn đề này.
Công ty CP Trung Khởi có vốn điều lệ đăng ký là 815 tỷ đồng (tại ngày 26/5/2020). Các cổ đông sáng lập gồm: Công ty CP Xây dựng năng lượng MCD Việt Nam (40,75 tỷ đồng), Nguyễn Hữu Mến (407,5 tỷ đồng), Dương Minh Đức (326 tỷ đồng) và Mai Tuấn Hà góp 40,75 tỷ đồng. Tại Quảng Trị, Công ty Trung Khởi đang đầu tư 3 dự án (dự án KCN Triệu Phú đang xin duyệt chủ trương và 2 dự án khác với mức đầu tư lần lượt là 105 tỷ và 461 tỷ đồng).
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực