Tiêu điểm
Quốc hội thông qua chủ trương xây thêm 729km cao tốc Bắc - Nam
Tuyến cao tốc được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công, tổng vốn 146.990 tỷ đồng.
Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội ngày 11/1 đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Tuyến cao tốc dài khoảng 729 km gồm các đoạn từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau; được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công, tổng vốn 146.990 tỷ đồng.
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của 12 dự án khoảng 5.481 ha, trong đó đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên 1.532 ha, đất rừng phòng hộ 110 ha, đất rừng sản xuất 1.436 ha.
Các dự án sẽ được giải phóng mặt bằng theo quy mô 6 làn xe, riêng dự án Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau quy mô 4 làn xe. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ 2026.
Nghị quyết nêu rõ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công.
Đồng thời cho phép dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.
Về tiến độ thực hiện, tuyến cao tốc giai đoạn này được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, một số đại biểu băn khoăn với suất đầu tư bình quân 175,4 tỷ đồng mỗi km (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng). Trong khi đó, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, tổng mức đầu tư của một số dự án tương tự bình quân là 152,9 tỷ đồng mỗi km. Theo đó, sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án giảm khoảng 16.330 tỷ đồng so với số liệu đề xuất của Chính phủ.
Giải trình vấn đề trên, theo ông Thanh, tại bước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ xác định sơ bộ tổng mức đầu tư để ước tính chi phí xây dựng dự án. Việc tính toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình sẽ được tiếp tục thực hiện trong các bước tiếp theo (bước dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật), trên cơ sở điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khối lượng xây dựng, đơn giá, định mức tại thời điểm thực hiện.
Thực tế, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 - 2020 tại bước nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ tổng mức đầu tư là 118.716 tỷ đồng, đến bước nghiên cứu khả thi tổng mức đầu tư 102.513 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Chính phủ, sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án lần này đã được xác định cơ bản phù hợp theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Chính phủ trong bước nghiên cứu khả thi chỉ đạo các cơ quan khảo sát chi tiết về địa hình, địa chất, xây dựng chi tiết, chuẩn xác về các giải pháp thiết kế, biện pháp thi công, tính toán khối lượng, đơn giá chi tiết để lập dự toán xây dựng công trình, làm cơ sở để xây dựng giá gói thầu lựa chọn nhà thầu thi công.
Ông Thanh nhấn mạnh, "để quản lý chặt chẽ về nguồn vốn, bảo đảm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đề nghị các các cơ quan tăng cường thanh tra, kiểm toán để tránh gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư".
Một số ý kiến cho rằng dự án được đề nghị bổ sung khoảng 72.000 tỷ đồng từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc giải ngân của dự án chủ yếu trong các năm 2024 - 2025 là chưa phù hợp với mục tiêu của chương trình. Do đó, Chính phủ cần bổ sung làm rõ để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng giải pháp điều hòa linh hoạt giữa các nguồn vốn, trong đó sẽ lựa chọn một số dự án đầu tư công trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã hoàn thiện thủ tục có khả năng giải ngân ngay và giải phóng mặt bằng cho dự án khoảng 19.097 tỷ đồng để giải ngân trước trong năm 2022 – 2023 bằng nguồn vốn thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Còn nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 đã bố trí cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021 – 2025 sẽ được chuyển sang giải ngân cho các đường cao tốc quan trọng quốc gia trong giai đoạn 2024 – 2025.
Để đảm bảo tiến độ, một số ý kiến đề nghị cho phép áp dụng cơ chế đặc thù về chỉ định thầu của một số gói thầu của dự án.
Do đó, Ủy ban thường vụ cho phép Chính phủ xem xét quyết định việc chỉ định thầu đối với gói thầu tư vấn, di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây lắp của các dự án quan trọng quốc gia, dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông thuộc chương trình bao gồm cả dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Về việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án, ông Thanh cho biết, pháp luật hiện hành đã cho phép tách công tác giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư thành các dự án vận hành độc lập sau khi được quyết định đầu tư.
Thực tế, công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020 đã được tách thành dự án độc lập sau khi đã xác định được phạm vi giải phóng mặt bằng và giao cho các địa phương thực hiện. Tuy nhiên việc giải phóng mặt bằng còn chậm đối với các dự án giao thông dạng tuyến do phạm vi dự án trải dài và đi qua nhiều địa phương với địa hình phức tạp, phạm vi giải phóng mặt bằng thường chỉ được xác định sau khi được quyết định đầu tư.
Do đó, trường hợp tách công tác giải phóng mặt bằng khỏi dự án tại bước quyết định chủ trương đầu tư cũng không thể đẩy nhanh dự án do chưa xác định được phạm vi giải phóng mặt bằng để bàn giao cho địa phương.
Trước đó, tại buổi thảo luận tại tổ ngày 6/1, nhấn mạnh việc chống thất thoát, lãng phí trong thực hiện các dự án các tuyến cao tốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các đơn vị thi công thực hiện dự án phải đáp ứng đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm, thiết bị thi công. Song song với đó phải chấm dứt tình trạng “bán thầu”.
"Nhiều đơn vị nhận được gói thầu, sau đó bán lại cho đơn vị khác, qua nhiều bước trung gian. Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có một số gói do bán thầu, nên định mức vật tư bị ảnh hưởng, dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh hưởng. Đây là kinh nghiệm hết sức sâu sắc”, Chủ tịch nước nêu rõ.
Mặt khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Bộ Giao thông vận tải vẫn còn ì ạch trong việc triển khai các dự án. Nay công việc gấp đôi, thời gian không tăng, đòi hỏi phải làm nhanh, nhưng bảo đảm chất lượng, chống được tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, Thủ tướng nhấn mạnh đây luôn là bài toán khó. Bởi có nơi làm tốt, nơi chưa tốt, trong khi tuyến đường trải dài hơn 700 km đi qua nhiều tỉnh, thành phố nên sẽ có cách làm khác nhau.
Vì thế, phải có giải pháp để có sự thống nhất tương đối, đảm bảo nguyên tắc vừa giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư, nhất là đối với những tỉnh, thành phố tương đối giống nhau, tỉnh giáp ranh... để làm sao bảo đảm cuộc sống nơi ở mới của người dân bằng hoặc hơn nơi ở cũ.
Đề xuất xây dựng 729km cao tốc giai đoạn 2021 – 2025
Đề xuất xây dựng 729km cao tốc giai đoạn 2021 – 2025
Dự án này được chia làm 12 dự án thành phần vận hành độc lập, triển khai theo hình thức đầu tư công từ Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng gần 147.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp vận hành đường cao tốc điêu đứng vì giãn cách
Với hoạt động thu phí giao thông, CII đã thực hiện dừng thu phí theo đúng yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc dừng thu phí tuy không ảnh hưởng đến hiệu quả các dự án BOT trong dài hạn nhưng ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng giảm đến doanh thu và lợi nhuận CII trong năm tài chính 2021.
Đến năm 2030 sẽ đưa vào khai thác hơn 5.000km đường cao tốc
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Thủ tướng đưa ra nguyên tắc phát triển các dự án cao tốc
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, với các dự án cao tốc, nguồn vốn Nhà nước chỉ đóng vai trò ‘vốn mồi’ dẫn dắt các nguồn vốn khác.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.