Quỹ đầu tư của VinaCapital bán ròng 73 triệu USD giá trị cổ phiếu niêm yết

Trần Anh - 17:12, 18/07/2020

TheLEADERQuỹ đầu tư VOF do VinaCapital quản lý đã bán bán ròng lượng cổ phiếu niêm yết trị giá 73 triệu USD, tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng trong những tháng đầu năm.

VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), quỹ đầu tư cổ phiếu lớn nhất của VinaCapital vừa cập nhật tình hình đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, tính đến ngày 29/6/2020, tài sản ròng (NAV) của VOF đạt xấp xỉ 850 triệu USD. 

Đáng chú ý, từ đầu năm đến cuối tháng 5 năm nay, quỹ này đã bán ròng rất mạnh cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cụ thể, VOF đã bán ra tổng cộng 135,7 triệu USD cổ phiếu niêm yết, trong khi chỉ mua vào 63,3 triệu USD, tương ứng với việc bán ròng 72,4 triệu USD (trên 1.600 tỷ đồng).

Một số động thái giao dịch lớn được phía VOF báo cáo trong thời gian qua là việc bán ra các cổ phiếu HUT, TIP, CSV và CTI.

Các cổ phiếu còn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của VOF bao gồm HPG (113,7 triệu USD), KDH (72,8 triệu USD), ACV (56,4 triệu USD), EIB (47,5 triệu USD), PNJ (46,3 triệu USD), VNM (43,3 triệu USD).

Những cổ phiếu này đều phục hồi khá tốt sau khi chạm đáy vào đỉnh điểm dich Covid-19 hồi cuối tháng 3. Bên cạnh đó, một số khoản đầu tư của VOF như cổ phiếu DBC cũng cho kết quả tốt.

Quỹ đầu tư của VinaCapital bán ròng 73 triệu USD giá trị cổ phiếu niêm yết
Danh mục đầu tư của VOF đến cuối tháng 6/2020

VOF là một trong những quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam có thành tích tốt nhất trong nửa đầu 2020. Quỹ này thậm chí đã có lời 0,2% trong khi bối cảnh hầu hết các quỹ đều thua lỗ 10 – 20% từ đầu năm đến nay và chỉ số VN-Index giảm 14,2% so với cùng kỳ.

Bên cạnh việc bán cổ phiếu niêm yết, VOF cũng đầu tư mạnh vào các công ty tư nhân chưa niêm yết (Private Equity - PE) khi chi hơn 47 triệu USD đầu tư vào các công ty này trong 5 tháng đầu 2020. Hiện các khoản đầu tư PE đang chiếm khoảng 20,2% NAV của VOF và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 25% NAV trong 12 – 24 tháng tới.

Các khoản đầu tư tư nhân lớn nhất của VOF bao gồm công ty sữa IDP (35,6 triệu USD), gỗ An Cường (34,7 triệu USD), Bệnh viện Tâm Trí (22 triệu USD),… với nhiều cái tên đang có kế hoạch niêm yết trong tương lai gần.

Cuối tháng 6, VOF hoàn tất đàm phán thương vụ đầu tư vào cổ phần của một mạng lưới chăm sóc sức khỏe. Theo tìm hiểu, thương vụ đầu tư này có tên là Project Tea Mask, một bệnh viện tư nhân và phòng khám y tế hàng đầu tại Hà Nội. Giá trị khoản đầu tư vào Project Tea Mask là 26,2 triệu USD.

Nhận định về chiến lược đầu tư sau dịch Covid-19, VOF cho rằng về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng tích cực, tuy nhiên trong từ ngắn tới trung hạn, triển vọng lại không rõ ràng. Tiêu dùng trong nước có thể sẽ khổi phục, song xuất khẩu vẫn khó dự đoán do tác động chung của dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp.

Trước tình hình đó, chiến lược của VOF sẽ tái cấu trúc đầu tư và tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản