Quy định phòng cháy chữa cháy 'đốt cháy' doanh nghiệp nước ngoài

Phương Anh Chủ nhật, 07/05/2023 - 10:33

Theo đại diện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhiều quy định về phòng cháy chữa cháy đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng, và ngày càng lan rộng với doanh nghiệp.

Hàng ngàn tỷ đồng bị ảnh hưởng

Thời gian qua, chính phủ đã yêu cầu thắt chặt các quy định, quản lý liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; và ban hành chỉ thị về tăng cường công tác quản lý phòng cháy, chữa cháy, sau khi nhiều vụ hỏa hoạn, cháy nổ diễn ra dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Theo đó, doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp điều chỉnh đối với hoạt động xây dựng công trình, và cấp phép phòng cháy chữa cháy – vốn được tiến hành theo các quy định và thông lệ cũ. Việc xây dựng mới nhà máy, hoặc mở rộng nhà máy cũng phải áp dụng quy định nghiêm ngặt hơn.

Tuy nhiên, sự thay đổi này đẩy nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào khó khăn.

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) trong văn bản đề nghị gửi tới Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, sau khi có những quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành phòng cháy, chữa cháy (Nghị định số 136/2020), đã có nhiều kiến nghị từ các doanh nghiệp hội viên có nhà máy, và nhà kho được xây dựng mới, hoặc mở rộng tại Việt Nam.

Chỉ bỏ một thủ tục hành chính ‘cứu’ doanh nghiệp hàng trăm triệu USD

Các doanh nghiệp cho biết, không thể đưa nhà máy, nhà kho đi vào hoạt động, vì không thể xin được Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy của cơ quan cảnh sát.

Cụ thể, theo quy định của Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia và Nghị định 136 trên, để đánh giá tính năng chịu lửa của các kết cấu thép như cột và dầm công nghiệp, và các cấu kiện, kết cấu chống cháy như cửa chống cháy, cần phải thực hiện thử nghiệm tại phòng thí nghiệm để được cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Tuy nhiên, do các phòng thí nghiệm còn chưa hoàn thiện, và còn có sự lộn xộn trong quá trình kiểm định, mà việc cấp giấy chứng nhận kiểm định gần như đã bị dừng lại.

Vì doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận kiểm định mẫu kết cấu, nên cơ quan cảnh sát không thể cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy, và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

“Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng và ngày càng lan rộng đối với doanh nghiệp”, JCCH nhấn mạnh.

Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) và JCCH, tính đến thời điểm cuối tháng 11/2022, có ít nhất 18 dự án với tổng giá trị hơn 3.000 tỷ đồng đã bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, không chỉ các doanh nghiệp xây dựng không thể bàn giao công trình đã hoàn thiện, mà các nhà máy, kho hàng của chủ đầu tư là các doanh nghiệp sản xuất và vận tải của Nhật Bản cũng không thể đi vào hoạt động.

Điều này gây ra ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, JCCH phân tích.

Theo JCCH, thiết kế cơ sở của nhà và thiết bị phòng cháy chữa cháy đã được cơ quan chức năng phê duyệt theo các quy định của pháp luật tại thời điểm thiết kế, và doanh nghiệp khởi công xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng.

Vì thế, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu thay đổi lớn đối với công trình.

Thời gian cấp phép kéo dài, chi phí gia tăng

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) cho biết, đã tiếp nhận nhiều nội dung vướng mắc trong quá trình đầu tư mới và đầu tư mở rộng của doanh nghiệp, do yêu cầu thực hiện quy định mới về phòng cháy chữa cháy.

Đặc biệt, những vướng mắc liên quan đến cấp phép phòng cháy, chữa cháy chủ yếu tập trung tại tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Cụ thể, Luật Phòng cháy chữa cháy hiện đang được thực thi tại Việt Nam là Luật Phòng cháy chữa cháy được sửa đổi, bổ sung năm 2013 (số 40/2013/QH13), và công tác thẩm định, cấp phép cho đến nay vẫn thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương.

Khi áp dụng quy định, có nhiều trường hợp áp dụng cách diễn giải tùy tiện của cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương.

Thời gian trước đây, doanh nghiệp khi lựa chọn doanh nghiệp thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chỉ định bởi cơ quan hữu quan địa phương, đều được cấp phép giấy phép phòng cháy chữa cháy, mà không gặp bất cứ trở ngại gì.

Vấn đề phát sinh gần đây là khi mở rộng nhà máy đang hoạt động, giấy phép phòng cháy chữa cháy, và giấy phép hoàn công – đã được cấp khi xây dựng nhà máy ban đầu – mâu thuẫn với quy định quản lý hiện hành sau khi được thắt chặt, đại diện KoCham cho biết trong báo cáo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2023.

Đơn cử, trước đây, sử dụng tấm thạch cao đơn giản, hoặc sơn chống cháy cho tường chống cháy của nhà máy, không gặp trở ngại gì trong việc xin cấp phép phòng cháy chữa cháy. Thế nhưng đến nay, doanh nghiệp phải sử dụng tấm thạch cao có tính chịu lửa.

Do đó, khi doanh nghiệp xây dựng, mở rộng nhà máy, chi phí thi công tăng lên. Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn buộc phải thực hiện quy định hiện hành đối với cả nhà máy đã xây dựng trước đây và đang trong quá trình vận hành.

Ngoài ra, khi áp dụng quy định, có nhiều trường hợp áp dụng cách diễn giải tùy tiện của cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương, và điều này dẫn đến có những trường hợp mất hơn 50 ngày mới được cấp phép phòng cháy chữa cháy.

Theo ý kiến của các doanh nghiệp thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy thực tế, quy định sử dụng tấm thạch cao có khả năng chống cháy riêng, trong khi bản thân tấm thạch cao đã có tính chịu lửa, là cách diễn giải thái quá, KoCham nhấn mạnh.

Việt Nam lại ‘mất điểm’ với đầu tư nước ngoài vì thủ tục hành chính

Việt Nam lại ‘mất điểm’ với đầu tư nước ngoài vì thủ tục hành chính

Tiêu điểm -  1 năm
Theo EuroCham, cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan là các giải pháp hàng đầu giúp tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Việt Nam lại ‘mất điểm’ với đầu tư nước ngoài vì thủ tục hành chính

Việt Nam lại ‘mất điểm’ với đầu tư nước ngoài vì thủ tục hành chính

Tiêu điểm -  1 năm
Theo EuroCham, cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan là các giải pháp hàng đầu giúp tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Kiến nghị của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Kiến nghị của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm

Lên kế hoạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị Chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc để hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn tăng lãi suất tiền gửi USD

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn tăng lãi suất tiền gửi USD

Tiêu điểm -  1 năm

Việc để lãi suất tiền gửi USD 0% được đánh giá đang khiến chi phí cơ hội của các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh, cũng như có thể dẫn tới xu hướng chuyển tiền ra nước ngoài.

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong mắt cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong mắt cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài

Tiêu điểm -  1 năm

Đánh giá cao về tiềm năng dẫn đầu khu vực trong một số lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên, theo các doanh nghiệp quốc tế, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy phát triển bền vững.

Doanh nghiệp nước ngoài không vội quay trở lại Trung Quốc

Doanh nghiệp nước ngoài không vội quay trở lại Trung Quốc

Tiêu điểm -  1 năm

Mặc dù chiến dịch zero-COVID đã kết thúc và nền kinh tế Trung Quốc đang thức dậy, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang có những phản ứng rất trái ngược.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  2 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  3 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đình chỉ kiểm toán viên ký báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai

Đình chỉ kiểm toán viên ký báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai

Tiêu điểm -  4 giờ

Theo UBCKNN, kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.