Phát triển bền vững
Rào cản chính khi đầu tư vào năng lượng tái tạo
Vấn đề trong khai thác tối đa tiềm năng của năng lượng tái tạo không nằm ở nguồn tài chính mà nằm ở chính sách và quy trình, theo đánh giá mới nhất từ EY.
Ernst & Young (E&Y) – một trong bốn đơn vị kiểm toán hàng đầu thế giới – trong nghiên cứu mới nhất đánh giá, đầu tư vào năng lượng tái tạo là cơ hội lớn đang chờ được khai thác.
Điều đáng chú ý là, nguồn tài chính khả thi cho năng lượng tái tạo không phải là rào cản chính ở hầu hết thị trường ở châu Á, ngoại trừ một số thị trường mới nổi như Bangladesh và Pakistan – nơi thanh khoản tiền tệ nói chung và bất ổn kinh tế vĩ mô cản trở đầu tư.
Vấn đề mà các nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường năng lượng tái tạo phải đối mặt là tình trạng thiếu các dự án khả thi do những trở ngại về chính sách và quy trình.
Kết luận này được E&Y đưa ra sau khi thực hiện tham vấn với hàng loạt nhà phát triển, bên cho vay, nhà đầu tư, hiệp hội ngành và tổ chức tài chính phát triển tại 9 thị trường châu Á.
Cụ thể, các rào cản phi tài chính liên quan đến cấp phép, quy trình phát triển, thu hồi đất, thiếu chuỗi cung ứng địa phương và các yêu cầu về dự án địa phương kéo theo rủi ro, tiến độ, chi phí và khả năng huy động vốn tổng thể của dự án.
Điều này tác động đến chi phí và điều kiện tài trợ. Cùng với đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rủi ro, các vấn đề trên có thể hạn chế khả năng tiếp cận nguồn tài chính sẵn có.
Những rào cản phi tài chính cũng ảnh hưởng đến khả năng thực hiện dự án vì nhiều dự án ở giai đoạn phát triển không đạt được nguồn tài chính do sự phức tạp và các chi phí trả trước liên quan.
Trong khi đó, khu vực này cần vốn cùng các chương trình nghị sự và tư duy cùng phát triển.
Vốn phát triển giai đoạn đầu hoặc các sản phẩm tài chính phù hợp với bối cảnh, ví dụ như bảo lãnh và bảo hiểm, có thể giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến những thách thức thị trường và các khuôn khổ phát triển, bao gồm cả việc giảm chi phí vốn.
Châu Á, một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, dự kiến sẽ chứng kiến nhu cầu năng lượng tổng thể tăng khoảng 80% vào năm 2050. Khoảng 2/3 của nhu cầu phát sinh này sẽ được đáp ứng bằng nhiên liệu hóa thạch, khiến cho lượng khí thải CO2 của khu vực tăng thêm tới 35% so với năm 2020, theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng quốc tế.
Do đó, năng lượng tái tạo là chìa khóa để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm phát thải ở châu Á.
Tuy nhiên, đầu tư vào năng lượng tái tạo ở châu Á – Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, chỉ chiếm 14% tổng đầu tư vào năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2022 năm ngoái, theo dữ liệu của BloombergNEF.
Khu vực này có tiềm năng gió và mặt trời rất lớn, trong đó, các nước Đông Nam Á được dự báo có thể tăng gấp ba lần công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió vào năm 2030.
Không chỉ vậy, nguồn tài nguyên gió dồi dào ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines đã thu hút sự quan tâm đáng kể đến tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi.
Việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo ở châu Á có thể mang lại nhiều lợi ích như an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải.
Theo E&Y, các nền kinh tế châu Á nên xem xét các cách tạo ra môi trường chính sách và pháp lý thuận lợi để giải phóng hàng tỷ USD đầu tư đang chờ đợi và thúc đẩy tiến trình hướng tới các mục tiêu năng lượng tái tạo.
Ông Gilles Pascual, đối tác khí hậu và chuyển đổi năng lượng tại E&Y, lưu ý rằng: “Nhiều thị trường châu Á có tiềm năng năng lượng tái tạo đáng kể. Thật đáng tiếc nếu không khai thác được tiềm năng này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Á”.
Hiện nay, năng lượng tái tạo của khu vực đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư. Do đó, điều quan trọng là các bên liên quan phải hợp tác và vượt qua những trở ngại cụ thể mà các quốc gia này phải đối mặt.
Việt Nam chính thức công bố kế hoạch 15,8 tỷ USD cho chuyển đổi năng lượng
Nhiều tồn tại trong quản lý năng lượng tái tạo
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra một số tồn tại hạn chế của Bộ Công thương trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo.
Nghị trường ‘nóng’ chuyện sản xuất điện tái tạo
Nhiều dự án điện mặt trời, điện gió đã sản xuất nhưng không được sử dụng gây lãng phí. Điều này đến từ nghịch lý: nơi có tiềm năng về nắng và gió lại là nơi có phụ tải thấp. Vì thế, muốn sử dụng nguồn điện này phải đầu tư khá lớn cho truyền tải lưu trữ điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.
20 dự án năng lượng tái tạo được chốt giá tạm
Con số này hiện chưa đầy 1/4 số dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đang chờ thống nhất giá.
Giá điện tạm cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp: Cửa sinh hay cửa tử?
Việc mua năng lượng tái tạo với giá phát điện tạm (đối với các dự án điện chuyển tiếp) như EVN giao EPTC áp dụng, đang đi ngược lại hoàn toàn với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và các cam kết của Chính phủ về cắt giảm khí thải carbon.
Hạnh phúc của Chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software, bà Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.
Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050
Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.
6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group tri ân các thầy cô giáo
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.