Phát triển bền vững
Rào cản chuyển đổi năng lượng xanh
Về lâu dài, việc thiếu cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng phù hợp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.

Các căng thẳng địa chính trị toàn cầu và đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực chuỗi cung ứng. Theo đó, là một trung tâm sản xuất, việc tăng giá cước vận chuyển do nguồn cung than khan hiếm và lạm phát đã gây ra căng thẳng về tài chính cho các bên liên quan trọng chuỗi cung ứng.
"Những gián đoạn này khiến doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam sụt giảm. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành dệt may và điện tử thiệt hại nặng nề", Giám đốc quốc gia của TMX Global tại Việt Nam Thomas Harris nói.
Ngoài ra, dù đã được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất và doanh nghiệp dời nhà máy của họ khỏi Trung Quốc trong năm ngoái, Việt Nam cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong hoạt động xuất khẩu.
"Điều này xảy ra trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy giảm, do đó, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với Việt Nam lúc này là phải tăng cường khả năng chuỗi cung ứng để chống chọi với áp lực kinh tế”, lãnh đạo TMX Global nhận định.
Ông Harris cũng cho rằng, chuỗi cung ứng bền vững sẽ là yếu tố then chốt cho nền kinh tế xanh của Việt Nam.
3 ưu tiên cho chiến lược chuỗi cung ứng

Từ năm 2015, Chính phủ đã tích cực triển khai chiến lược phát triển toàn quốc đầu tiên về khai thác năng lượng tái tạo, tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2019 đến 2020.
Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng phù hợp đang tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với an ninh năng lượng và khả năng cung cấp các sản phẩm có hàm lượng carbon thấp cho đất nước.
Theo đánh giá của TMX Global, về lâu dài, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đang rất cần nguồn cung cấp năng lượng xanh nhằm đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2021 - 2030, sự phát triển của công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng hơn 8% mỗi năm. Đồng thời, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ quốc tế để chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn, trong đó, cam kết trị giá 15,5 tỷ USD gần đây của G7 là một minh chứng.
Ông Harris đã đề cập đến Covid-19 như một ví dụ điển hình cho việc thiếu hụt về cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng của Việt Nam có thể trở thành rào cản trong quá trình chuyển đổi này.
Chẳng hạn, dù Chính phủ đã đầu tư vào việc kết nối trong và giữa các thành phố cấp 1 và cấp 2 để giảm thiểu các điểm tắc nghẽn tiềm ẩn, nhưng vẫn còn những mặt hạn chế trong giao thông vận tải do phong tỏa. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án điện gió xuyên suốt thời kỳ đại dịch tại Việt Nam.
Việc chuyển đổi năng lượng xanh của Việt Nam là rất quan trọng, không chỉ vì áp lực toàn cầu mà còn là để tăng cường an ninh năng lượng của đất nước. Hiện nay, hơn 70% khu công nghiệp của Việt Nam vẫn được cung cấp năng lượng bởi lưới điện quốc gia và được duy trì bằng than đá. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã chỉ ra rằng sự phụ thuộc vào than đá có thể gây bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - như đã được thể hiện qua tình trạng mất điện và thiếu năng lượng liên tục mà các ngành công nghiệp phải đối mặt trong suốt năm 2022.
“Người tiêu dùng cũng ngày càng có ý thức về môi trường, điều này có nghĩa rằng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường toàn cầu cũng sẽ phụ thuộc vào quá trình chuyển đổi xanh của đất nước", ông Harris nói.
"Tuy nhiên, kể từ đại dịch, chúng ta đã thấy sự chuyển đổi của Việt Nam là một quá trình phức tạp, phần lớn phụ thuộc vào thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, việc củng cố bối cảnh chuỗi cung ứng của đất nước sẽ không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho các ngành trụ cột sản xuất dài hạn như dệt may và giày dép, mà còn tác động tích cực đến tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động ở quốc gia này”, ông Harris cho biết.
Đối với các yếu tố quan trọng cần được xem xét cho chiến lược chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Harris chỉ ra ba lĩnh vực.
Một là quy trình, nơi mà các hoạt động được tối ưu hóa và điều chỉnh theo sự thay đổi nhanh chóng của sở thích, nhu cầu khách hàng.
Hai là công nghệ, tận dụng số hóa và các cải tiến mới để thực hiện sự chuyển đổi kinh doanh cần thiết.
Ba là nhân sự, nơi lực lượng lao động vận tải và logistics cần được nâng cao kỹ năng và chuyển đổi để phục vụ cho một chuỗi cung ứng được tái định hình.
"Không có thời điểm và cơ hội nào tốt hơn bây giờ để thích nghi và học hỏi từ các thách thức trong chuỗi cung ứng của năm ngoái," ông Harris chia sẻ.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu qua đường Nhật Bản
Làn sóng mới trong dịch chuyển chuỗi cung ứng của Apple
Việt Nam và Ấn Độ là 2 điểm đến thay thế Trung Quốc cho các nhà cung ứng của Apple để hạn chế rủi ro địa chính trị.
Câu chuyện chuyển đổi số chuỗi cung ứng từ Nestlé Việt Nam
Đại diện Nestlé Việt Nam cho biết Việt Nam là một trong những thị trường đang được Tập đoàn Nestlé tiên phong áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động logistics, không chỉ giúp kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, mà còn góp phần hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng Samsung
Lãnh đạo Samsung Việt Nam đặt mục tiêu đưa trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu lớn nhất thế giới.
Cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng ngành điện tử
"Chơi lớn và làm thật" là hai yếu tố quyết định khi doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.