Diễn đàn quản trị
Câu chuyện chuyển đổi số chuỗi cung ứng từ Nestlé Việt Nam
Đại diện Nestlé Việt Nam cho biết Việt Nam là một trong những thị trường đang được Tập đoàn Nestlé tiên phong áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động logistics, không chỉ giúp kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, mà còn góp phần hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Bà Nguyễn Trần Hoàng Yến, Giám đốc Chuỗi cung ứng của Nestlé Việt Nam, cho biết chuyển đổi số là một trong các ưu tiên của Nestlé, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi này bao trùm toàn bộ cơ chế vận hành của công ty, bao gồm chuỗi cung ứng.
Các tính toán của Nestlé cho thấy, đến 95% tổng lượng khí nhà kính của tập đoàn đến từ chuỗi giá trị, gồm các hoạt động như chăn nuôi – trồng trọt và cung ứng, vận tải hàng hóa…
Chính vì thế, chuyển đổi số chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mà còn đóng góp cho việc hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Tập đoàn Nestlé đặt ra. Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường được tập đoàn triển khai nhiều sáng kiến trong chuyển đổi số chuỗi cung ứng.
Thông tin này được bà Yến đưa ra tại hội thảo “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững” do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, tổ chức mới đây.
Cụ thể, Nestlé Việt Nam đang đầu tư chuyển đổi số cho toàn bộ hoạt động logistics, nhằm giúp kết nối với thị trường toàn cầu trong hoạt động xuất nhập khẩu, và tối ưu hóa vận chuyển/ phân phối hàng hóa trong thị trường nội địa.
“Đối với hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng của Nestlé nói chung, duy trì vận hành thông minh là cốt lõi để đem đến sự linh hoạt và kết nối cho doanh nghiệp. Số hóa giúp cung cấp dữ liệu chính xác và chất lượng, cùng các báo cáo rất chi tiết, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giảm chi phí, và tăng hiệu suất của chuỗi cung ứng”, bà Yến cho biết.
Hiện Nestlé Việt Nam xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 thị trường trên thế giới, trong đó mỗi thị trường có các yêu cầu khác nhau. Chính vì thế, công ty đã đầu tư chuyển đổi số để hỗ trợ sự kết nối giữa nhà sản xuất với nhà cung ứng, vận chuyển, khách hàng.
Trong đó, từ năm 2022, Nestlé Việt Nam triển khai ứng dụng thông minh mang tên Cargoo nhằm kết nối giữa nhà sản xuất với nhà nhập khẩu, và các hãng tàu. Nền tảng này giúp theo dõi trạng thái của toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các đối tác cho từng đơn hàng, truy xuất thông tin lô hàng khi có nhu cầu, thực hiện đặt chỗ với hãng tàu, và quản lý xuyên suốt bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
Hiện 14 hãng tàu đã được tích hợp trong nền tảng này, giúp các nước xuất khẩu thực hiện đặt chỗ nhanh hơn, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, và các nước nhập khẩu cũng có thể theo dõi các đơn hàng đã mua, và tập trung giải quyết vấn đề khi cần.
Đây là bước đi số hóa để tập đoàn nói chung và Nestlé Việt Nam nói riêng tìm kiếm cơ hội tăng hiệu suất đóng hàng, giảm chi phí vận tải biển.
Đối với thị trường nội địa, Nestlé Việt Nam áp dụng các ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận chuyển (tranportation-hub).
Cụ thể, từ cách đây 2 năm, Nestlé Việt Nam đã số hóa hệ thống trung tâm vận chuyển hàng hóa, thay đổi vận hành của công ty từ việc nhận đơn hàng, phân bổ vận chuyển cho đến vận hành kho, và theo dõi hoạt động giao hàng đến tay khách hàng.
Việc phân bổ đơn hàng một cách tự động giúp tối ưu việc vận chuyển, như ghép các đơn hàng nhỏ để kết hợp vận chuyển trong cùng một chuyến xe, rút ngắn tổng quãng đường di chuyển, giúp giảm phát thải trong hoạt động vận tải, góp phần vào lộ trình net zero.
Ngoài ra, “Analytics” đã và đang trở thành công cụ đắc lực trong hoạt động phân tích và dự báo để lên kế hoạch và ra quyết định của phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và tài chính.
Theo đại diện Nestlé Việt Nam, trong thời gian tới, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục là thành viên tiến hành tham gia thử nghiệm và phát triển giải pháp phân tích cao cấp, nhằm tăng độ chính xác cho việc dự báo, lên kế hoạch trên toàn chuỗi cung ứng, giúp ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn trong bối cảnh đầy biến động hiện nay. Chiến lược này giúp công ty nâng cao mức độ phục vụ khách hàng, luôn đảm bảo nguồn cung trên thị trường.
Câu chuyện chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn của Nestlé Việt Nam
Trung Quốc tăng cường hợp tác ASEAN về chuỗi cung ứng
Ngày 4/4 vừa qua, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đề nghị hợp tác với Việt Nam để xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng công nghiệp ổn định, dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng ngành điện tử
"Chơi lớn và làm thật" là hai yếu tố quyết định khi doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Vì sao Việt Nam vẫn 'đuối' trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Mặc dù mức độ tham gia chuỗi cung ứng lớn, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế trong phần giá trị gia tăng, năng lực khá thấp cả về quản lý sản xuất và trình độ công nghệ.
Công nghiệp hỗ trợ đón sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng
Nhờ sự dịch chuyển của các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp Việt đang có cơ hội lớn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.