Leader talk

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu qua đường Nhật Bản

Quỳnh Chi Thứ ba, 09/08/2022 - 16:09

Việc thúc đẩy hợp tác với các đối tác Nhật Bản vốn đang giữ vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực về cả sản xuất lẫn quản trị.

Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện JETRO tại TP. HCM và bà Cao Thị Phi Vân, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC)

“Việt Nam là điểm đến tiềm năng nhất từ góc nhìn của Nhật Bản”, ông Matsumoto, Trưởng đại diện JETRO tại TP. HCM nhấn mạnh trong buổi họp báo công bố triển lãm METALEX Việt Nam 2022 như lời khẳng định về sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành sản xuất đến thị trường Việt Nam sau những biến động trên toàn cầu trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông cũng chỉ ra một hạn chế của doanh nghiệp Việt là “chất lượng sản phẩm, kỹ thuật chưa hoàn thiện dẫn đến trở ngại cho việc thu mua linh kiện, nguyên vật liệu tại Việt Nam”.

Ông kể lại, doanh nghiệp Nhật thường mang linh kiện mẫu đến các triển lãm để các doanh nghiệp tham quan nắm được nhu cầu và yêu cầu của họ đối với từng sản phẩm cần thu mua. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ xác định liệu có thể sản xuất để trở thành nhà cung ứng của công ty Nhật hay không.

Đã từng có những doanh nghiệp Việt công bố làm được nhưng khi làm thử 100 sản phẩm thì chỉ có 10 sản phẩm đạt yêu cầu. Trong khi đó, yêu cầu của doanh nghiệp Nhật là ít nhất 99 sản phẩm phải bảo đảm chất lượng.

“Để tham gia vào chuỗi cung ứng thì doanh nghiệp Việt phải giải quyết vấn đề không đồng đều về chất lượng”, ông Matsumoto nói.

Khi được hỏi về những vấn đề khiến doanh nghiệp Việt trước đó chưa thể sản xuất các sản phẩm với chất lượng đồng đều, vị trưởng đại diện JETRO TP.HCM đã không trả lời, nhưng ông nhấn mạnh những nỗ lực không ngừng của các công ty Nhật trong việc liên tục thực hiện 5S, Kaizen… thúc đẩy cải tiến, đổi mới, sáng tạo để hướng đến sự hoàn thiện. Chỉ có cải tiến liên tục, đổi mới liên tục thì vấn đề mới được tìm ra và “diệt” tận gốc. Có lẽ đó là điều mà các doanh nghiệp Việt đang thiếu.

Bên cạnh việc thu hút nguồn tiền đầu tư lớn từ Nhật Bản thì rõ ràng, cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước này cũng sẽ là một bước đi quan trọng của các doanh nghiệp Việt trên con đường tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu qua hai yếu tố.

Thứ nhất, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản trị đã được bồi đắp hàng chục, thậm chí hàng trăm năm của doanh nghiệp đến từ quốc gia vốn mạnh về sản xuất.

Gần đây, các doanh nghiệp nói nhiều về xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo... tuy nhiên ông Matsumoto cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất cần tạo nền tảng cơ sở vững chắc thông qua một hệ thống quản trị chuyên nghiệp và bài bản trước khi chuyển đổi số để có kết quả cao hơn.

Các doanh nghiệp cơ khí như Nhật Minh, Bách Tùng hay Duy Thành đều khởi đầu kế hoạch hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp Nhật Bản vì tập quán của họ trong việc hợp tác là hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm quản trị, đặc biệt là văn hoá cải tiến liên tục tại nhà máy như 5S, Kaizen vì họ cho rằng không có cải tiến thì khó đạt được chất lượng để tham gia vào chuỗi cung ứng.

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu qua đường Nhật Bản
Các triển lãm quốc tế là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ và tìm kiếm cơ hội hợp tác

Thứ hai, các doanh nghiệp Nhật là mắt xích quan trọng trong chuỗi này, theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp Hỗ trợ TP.HCM (CSID). Bắt tay với các mắt xích này là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bà Oanh lấy ví dụ, việc trở thành một phần dù rất nhỏ trong chuỗi giá trị ngành ô tô đòi hỏi rất cao với các tiêu chuẩn rất khắt khe dành cho các doanh nghiệp sản xuất. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt lại chưa thể sản xuất hàng loạt. Doanh nghiệp Việt có thể có đơn hàng là các sản phẩm cơ khí chế tạo bộ dây điện nhưng cũng chỉ một phần nhỏ trong đó. Lựa chọn tối ưu để có thể tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu với doanh nghiệp Việt chỉ mới có khả năng cung cấp các đơn hàng nhỏ là trở thành nhà cung ứng của DENSO (Nhật Bản) - hãng sản xuất phụ tùng ô tô hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại.

Ở chiều ngược lại, lãnh đạo JETRO cho biết, doanh nghiệp Nhật muốn hoạt động hiệu quả thì cũng cần đến các đối tác Việt Nam.

“JETRO liên tục giới thiệu các doanh nghiệp tốt ở Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật”, ông Matsumoto cho biết.

Hiện nay, cả phía Việt Nam và Nhật Bản đều thúc đẩy các hoạt động để gia tăng năng lực cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam cũng như kết nối với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Chẳng hạn, triển lãm METALEX Việt Nam 2022 sẽ quy tụ và kết nối các doanh nghiệp có năng lực và bề dày kinh nghiệm, đã tham gia vào chuỗi cung ứng; các doanh nghiệp còn non trẻ về cơ khí chế tạo; các doanh nghiệp Nhật đang tìm kiếm đối tác.

Bà Cao Thị Phi Vân, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) cũng cho biết, đơn vị này thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị, cập nhật các xu hướng quản trị mới của thế giới; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và tái tạo nguồn nhân lực mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành sản xuất. 

​​Doanh nghiệp Nhật ứng phó khủng hoảng: Một bức tranh đa sắc thái

​​Doanh nghiệp Nhật ứng phó khủng hoảng: Một bức tranh đa sắc thái

Leader talk -  3 năm
Phản xạ rất lớn về quản trị rủi ro đã được hình thành từ sớm cùng với tinh thần kinh doanh liêm chính và omotenashi là những yếu tố đã góp phần quan trọng cho sự thích ứng và hồi phục nhanh chóng của các doanh nghiệp ở Nhật Bản khi phải đối mặt với khủng hoảng, trong đó có Covid-19.
​​Doanh nghiệp Nhật ứng phó khủng hoảng: Một bức tranh đa sắc thái

​​Doanh nghiệp Nhật ứng phó khủng hoảng: Một bức tranh đa sắc thái

Leader talk -  3 năm
Phản xạ rất lớn về quản trị rủi ro đã được hình thành từ sớm cùng với tinh thần kinh doanh liêm chính và omotenashi là những yếu tố đã góp phần quan trọng cho sự thích ứng và hồi phục nhanh chóng của các doanh nghiệp ở Nhật Bản khi phải đối mặt với khủng hoảng, trong đó có Covid-19.
'Ông lớn' công nghệ Nhật Bản muốn xây nhà máy thứ 3 ở Bình Dương

'Ông lớn' công nghệ Nhật Bản muốn xây nhà máy thứ 3 ở Bình Dương

Tiêu điểm -  2 năm

Ngoài hai nhà máy đang hoạt động, Tập đoàn Sharp (Nhật Bản) muốn xây dựng thêm nhà máy thứ 3 quy mô lớn ở Bình Dương để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc, đa dạng hóa thị trường và phân tán rủi ro.

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến quá trình trung hòa carbon tại Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến quá trình trung hòa carbon tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 năm

Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, doanh nghiệp Nhật Bản đang bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên, 2 mũi nhọn trong tiến trình giảm phát thải, hướng tới trung hòa carbon.

Jetro: Hàng trăm doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng tại Việt Nam

Jetro: Hàng trăm doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Việt Nam tiếp tục là thị trường hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản, khi tỷ lệ doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại đây dẫn đầu khu vực.

Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản cho thấy niềm tin của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, và sức hút nội tại của thị trường này.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  1 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  3 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  18 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  22 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

Đọc nhiều