Reddal: Đầu tư từ các quỹ tư nhân tại Việt Nam 'còn nhỏ và dễ bay hơi'

Hồ Mai - 11:51, 09/09/2017

TheLEADERReddal cho rằng việc Việt Nam tập trung vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm có thể không giải quyết được những vấn đề cơ bản trong việc phát triển kinh tế và đổi mới.

Reddal: Đầu tư từ các quỹ tư nhân tại Việt Nam 'còn nhỏ và dễ bay hơi'
Dòng đầu tư từ các quỹ PE tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Ảnh: DealStreetAsia

Theo số liệu của DealStreetAsia, dòng vốn của các quỹ đầu tư tư nhân (PE) tại Việt Nam trong năm nay đã đạt khoảng 770 triệu USD với 19 thương vụ giao dịch. Trong năm 2016, con số này là 750 triệu USD với 13 giao dịch.

Dự báo, luồng giao dịch sẽ tiếp tục tăng lên hơn nữa trong năm 2017 bởi các nhà quản lý quỹ chưa công bố tất cả các khoản đầu tư của mình.

Đầu tư vào công nghiệp 'xương sống' chưa được chú trọng

Trong giai đoạn 2016-2017, các quỹ PE như VinaCapital và Mekong Capital vẫn là những nhà đầu tư tích cực nhất, bên cạnh đó còn có một số công ty quản lý quỹ như Dragon Capital và SSI-Daiwa Fund. 

Tuy nhiên, các khoản đầu tư của các công ty này chỉ khoảng dưới 30 triệu USD mỗi thương vụ. Các giao dịch lớn nhất luôn được thực hiện bởi các “ông lớn”  từ nước ngoài.

Trong năm 2017, thương vụ có giá trị cao nhất chính là mua lại tòa nhà Keangnam Landmark trị giá 382,5 triệu USD của AON Holdings, một công ty đến từ Hàn Quốc. Năm nay, Công ty KKR đã rót 250 triệu USD vào Tập đoàn Masan, đây được xem là khoản đầu tư lớn nhất của KKR vào Việt Nam từ trước đến nay.

Top các thương vụ giao dịch lớn nhất của các quỹ PE tại Việt Nam trong năm 2016 - 2017. Nguồn: DealStreetAsia

Trong năm 2016, thương vụ có giá trị lớn nhất là thương vụ mua lại tòa nhà Keangnam Landmark trị giá 382,5 triệu USD của AON Holdings (Hàn Quốc).

Năm nay, KKR trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 250 triệu USD rót vào Tập đoàn Masan. Ngoài ra, năm 2017 cũng ghi nhận những nhà đầu tư mới, lần đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam như EQTCapital Partners và Blue HK Investments. Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) cũng góp mặt trong nhiều thương vụ đầu tư cổ phần tư nhân.

Theo DealStreetAsia, bất động sản và tiêu dùng vẫn chiếm vị trí đầu thu hút lượng vốn đầu tư PE. Giáo dục, giải trí và công nghệ cũng nổi lên như những lĩnh vực mới được quan tâm.

Top các ngành nghề hút vốn PE nhiều nhất. Nguồn: DealStreetAsia

Theo công ty phát triển kinh doanh Reddal, Việt Nam với khoảng 94 triệu người và tầng lớp trung lưu chiếm đa số, việc sử dụng Internet ngày càng tăng, dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục và nông nghiệp xanh. 

Đối với hệ sinh thái khởi nghiệp, nhờ sự hỗ trợ từ chính phủ, một số start-up mạnh đã huy động nguồn vốn PE từ năm 2016 như Ví điện tử MoMo (Standard Chartered Private Equity và Goldman Sachs đầu tư 28 triệu USD), VNPT E-Pay 38 triệu USD) và Toong Co – Working Space (được Indochina Capital đầu tư).

Tuy nhiên, Reddal cũng cho biết trong một báo cáo gần đây rằng việc Việt Nam tập trung vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm có thể không giải quyết được những vấn đề cơ bản trong việc phát triển kinh tế và đổi mới.

 "Mặc dù các ngành tiêu dùng và công nghệ tiếp tục trên đà phát triển nhưng việc phát triển công nghiệp "xương sống" lại chưa được chú trọng", Reddal nhận định.

Quỹ PE có thể đóng một vai trò trong việc củng cố ngành sản xuất tại Việt Nam phần lớn vẫn đang manh mún, và góp phần tạo ra giá trị thông qua cải tiến hoạt động đối với các các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trong nước. 

Theo Reddal, những động thái gần đây của các tập đoàn tư nhân ở Việt Nam như Vingroup đối với sản xuất ô tô có thể mang lại một tín hiệu tích cực, và nếu thành công sẽ thúc đẩy sự tin tưởng của các quỹ đầu tư vào năng lực sản xuất ở địa phương và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt.

Cơ hội cho doanh nghiệp nhà nước

Mặc dù một số nhà đầu tư nhận định rằng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam có thể tạo cơ hội cho các quỹ PE, nhưng báo cáo của Reddal lại cho rằng, việc tham gia của các quỹ PE chỉ có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế nếu cải cách DNNN trở nên minh bạch hơn.

Theo số liệu của Stoxplus, hơn 60% DNNN được dự kiến sẽ được cổ phần hoá cho đến năm 2020 và có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD. 

Chuyên gia phân tích cao cấp của Stoxplus nói thêm rằng vấn đề quản lý DNNN vẫn còn gây "nhức đầu" và việc trì hoãn IPO cũng làm nản lòng các nhà đầu tư PE tham gia.

Reddal cũng khuyến nghị, Việt Nam cần tránh việc quá phụ thuộc vào các tập đoàn đa quốc gia và xây dựng các lĩnh vực công nghiệp địa phương có khả năng cạnh tranh cao hơn bằng cách chuyển đổi các DNNN hàng đầu hiện nay. 

Reddal tóm lại rằng, đầu tư từ các quỹ đầu tư tư nhân (PE) ở Việt Nam "vẫn còn nhỏ và dễ bay hơi". Các quỹ PE ở đã tăng quy mô và định giá, tuy nhiên số lượng thực tế cho các ngành nghề, mục tiêu phù hợp vẫn còn nhỏ và các quỹ PE phải thích ứng với điều này trong quá trình ra quyết định đầu tư và cách thức tạo ra giá trị.